Những mối hợp tác bí mật của các trường ĐH Đức

GD&TĐ - Xu thế đáng lo ngại trong GD bậc cao của Đức khi có thêm những trường ĐH nổi tiếng có “quan hệ đối tác chiến lược” với các tập đoàn và tìm cách thương mại hóa nghiên cứu của mình.

Ông Christian Humborg cho biết “chúng tôi không chống lại việc các tập đoàn cấp tài chính cho GD bậc cao, nhưng yêu cầu mọi việc phải công khai”
Ông Christian Humborg cho biết “chúng tôi không chống lại việc các tập đoàn cấp tài chính cho GD bậc cao, nhưng yêu cầu mọi việc phải công khai”

Hợp tác để có tiền 

Những sự hợp tác như vậy không hoàn toàn mới ở Đức, tuy nhiên, khi ngân sách GD do 16 bang của Đức, vốn chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc cấp tài chính cho các trường ĐH, đang gặp khó khăn, thì ngày càng có nhiều trường tìm kiếm liên minh với các tập đoàn.

Nhóm của ông Christian Humborg - Giám đốc Quản lý Tổ chức Minh bạch quốc tế Đức, một tổ chức phi chính phủ chống tham nhũng - đang làm việc với Hiệp hội các tổ chức SV và báo Die Tageszeitung để đưa ra những gì họ thấy về sự ảnh hưởng của tập đoàn lên GD bậc cao.

Năm ngoái, họ đã tạo ra trang web University Watch để theo dõi mối quan hệ giữa trường ĐH và các đối tác kinh doanh.

“Chúng tôi không chống lại các tập đoàn cấp tài chính cho GD bậc cao, nhưng chúng tôi yêu cầu rằng các chi tiết của việc hợp tác này phải công khai. – Ông Humborg nói – Ví dụ như “một công ty dược phẩm ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch của một bệnh viện thuộc trường học? Những điều khoản và điều kiện ở đây là gì?”

Trước đây, các công ty Đức làm tăng quỹ nghiên cứu và phát triển của mình bằng cách hợp đồng với trường ĐH để tiến hành các dự án nghiên cứu cá nhân. 

Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác lâu dài nay đã khác. Các công ty tìm một phần hay tất cả nguồn lực từ các trường ĐH công lập cho nghiên cứu và các chương trình phát triển của mình bằng cách tài trợ cho toàn bộ khoa hay các viện.

University Watch đã thu thập thông tin từ gần 400 trường ĐH và CĐ, các SV, giảng viên, ban quản lý được khuyến khích cung cấp thông tin về bản chất về sự tài trợ của tập đoàn đối với trường của họ. Die Tageszeitung sẽ đánh giá các nguồn, thông tin và đôi khi sẽ theo dõi để viết bài.

E ngại sự công khai

Dự án trên ra đời sau việc tiết lộ 2 trường ĐH hàng đầu ở Berlin là ĐH Humboldt và ĐH kỹ thuật Berlin đã bí mật cho phép ngân hàng Deutsche Bank – Một trong những ngân hàng lớn nhất châu Âu – tự do làm theo ý mình trong các hoạt động về toán ứng dụng và tài chính trong một viện liên kết 

Tổng số chi phí 16 triệu USD trong vòng 4 năm, ngân hàng này cũng đã tài trợ trực tiếp cho 2 trong số các giáo sư của viện.

Đổi lại, Deutsche sẽ tham gia vào việc lựa chọn đội ngũ GV, nhân viên của ngân hàng sẽ dạy trong các buổi hội thảo tại viện, họ sẽ có tiếng nói cuối cùng về chiến lược nghiên cứu, lương bổng và việc công bông bố nghiên cứu được tài trợ sẽ “ nằm trong mối quan tâm của Deutsche Bank”.

Một giáo sư khoa học của ĐH Free ở Berlin cũng là cổ đông của ngân hàng đã công khai hợp đồng của mình và thu hút nhiều chỉ trích. Deutche Bank đã từ chối làm mới hợp đồng vốn đã hết hạn năm 2011.

“Chỉ thông qua bê bối như vậy thì vấn đề mới được đưa ra ánh sáng” – Erik Marquardt, một SV hóa học của ĐH Kỹ thuật và đồng thời là người sáng lập ra University Watch nói. Dự án mà cậu làm yêu cầu các trường ĐH công khai hợp đồng với tập đoàn nhưng đến nay tất cả đều từ chối.

Luật pháp Đức không yêu cầu phải tiết lộ những chi tiết như vậy. Ví dụ như ĐH Cologne, ngôi trường có quan hệ đối tác với công ty Bayer Schering Fharma – công ty dược nổi tiếng thế giới với thuốc aspirin. 

Trong vài năm, các nhà phê bình cũng đã yêu cầu được xem xét văn bản thỏa thuận của họ. Tuy nhiên, 2 bên đã từ chối và nói công khai những chi tiết cho các trường và công ty dược đối thủ sẽ làm tổn hại tới nghiên cứu của họ.

Năm 2011, các trường ĐH Đức nhận được 1,1 tỉ USD tiền trong các quỹ nghiên cứu từ các tập đoàn, chiếm 6% tổng quỹ dành cho nghiên cứu. 

Với nguồn quỹ công khan hiếm, những người ủng hộ sự hợp tác giữa ngành tư nhân và các trường ĐH cho rằng những chương trình như vậy là một phần quan trọng đối với tương lai GD bậc cao của Đức và giúp chuẩn bị tốt cho SV trước khi bước vào thị trường lao động. Tuy nhiên, vấn đề là mọi thứ cần được công khai và minh bạch.

Theo New York Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.