Những lợi ích “thần kỳ” từ nước vo gạo không phải ai cũng biết

GD&TĐ - Nước vo gạo được xem là loại nước “thần thánh” cho sắc đẹp của phụ nữ. Bên cạnh đó còn có những lợi ích “thần kỳ” của nó có thể áp dụng hàng ngày mà không phải ai cũng biết.

Nước vo gạo được dùng làm đẹp rất thông dụng
Nước vo gạo được dùng làm đẹp rất thông dụng

Từ xa xưa việc sử dụng nước vo gạo để làm trắng, đẹp da thì ai cũng biết. Đến ngày nay nước vo gạo đã được nhìn nhận dưới góc độ khoa học một cách cụ thể hơn.

Trong lớp vỏ bọc bên ngoài của gạo có chứa hàm lượng protein, lipid, glucid, các loại enzyme và lượng lớn vitamin B1, B2, E,…có công dụng làm đẹp da, khử mùi tanh, làm trắng sáng xoong nồi,...

Làm trắng nấm

Các loại nấm mua về bạn có thể cắt chân, ngâm với nước vo gạo khoảng 30 phút sau đó rửa lại với nước sạch bạn sẽ thấy các cây nấm trắng trẻo, nhìn đẹp mắt, sạch sẽ và ăn ngon miệng hơn.

Tẩy sạch xoong nồi

Hãy cho 1 ít nước vo gạo đậm đặc vào các xoong nồi cũ mang tất cả các loại xoong nồi cũ kỹ, bám dầu mỡ đặt lên bếp đun trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp để cho nước gạo nguội bớt.

Sau đó bạn bỏ nước rửa bát vào cọ như bình thường. Xoong nồi sẽ sáng bóng trở lại như mới.

Khử mùi tanh hiệu quả

các mùi tanh đặc trưng của cá, lòng lợn,…bạn có thể ngâm chúng với ít nước vo gạo trong 15 phút trước khi chế biến sẽ giúp khử được mùi tanh và khiến món ăn hấp dẫn hơn.

Làm sạch nhớt ốc, ngao hến

Khi mua ngáo hến, ốc về để khử mùi tanh và làm sạch nhớt, bùn đất của chúng bạn chỉ việc ngâm vào nước gạo khoảng 2 tiếng đồng hồ trước khi chế biến để nó chúng nhả hết nhớt.

Nước vo gạo còn có tác dụng “thần kỳ” trong việc loại bỏ những chất độ trong rau quả.

Do đó, trước khi chế biến bạn nên ngâm trong nước gạo khoảng 15-20 phút để chúng có thể “rửa” đi một phần độc tố của rau quả giảm khả năng ngộ độc thực phẩm cho bạn.

Nước vo gạo được dùng để khử độc rau quả, chất tanh trong cá

Khử mặn cho cá khô

Cá khô thường được ướp muối rất mặn. Đê khử bớt muối và chất tanh cũng nhưng những bụi bẩn bên ngoài của cá khô bạn nên dùng nước gạo để rửa cá.

Giải độc măng

Măng chứa hàm lượng cyanide cao (khoảng 230 mg/kg) nó có khả năng tác động xấu đến enzyme của hệ tiêu hóa và tạo thành acid cyanhydric gây độc.

Do đó, sau khu măng được luộc lên bạn nên ngâm măng bằng nước gạo khoảng 2 ngày. Mỗi ngày thay nước gạo 2 lần. Nước gạo sẽ giúp phân giải lượng chất độc có trong măng giúp nó trở nên an toàn hơn với bạn.

Làm sạch vết dầu mỡ

Nếu bạn muốn tái sử dụng chai dầu thì nên ngâm chúng với nước gạo khoảng 10 phút sau đó mang ra súc nước như thường. Nước vo gạo sẽ cuốn lớp dầu bám trong chai ra ngoài và khiến ruột chai sạch bóng vết dầu.

Nước vo gạo  còn đánh bay dầu mỡ và làm sạch xoong nồi

Rửa bát

Do nước vo gạo vừa có tác dụng khử sạch mùi tanh, đánh bay dầu mỡ và làm sạch xoong nồi nên bạn cũng có thể tận dụng nước vo gạo để rửa bát sau đó rửa lại với nước sạch.

Khử độc và tẩy trắng sắn (khoai mì)

Củ sắn (khoai mì) thường chứa một lượng chất độc nhất định. Do đó, trước khi chế biến bạn có thể ngâm sắn với nước vo gạo trong khoảng 5-10 phút để làm sạch và khử chất độc.

Theo Trí Thức Trẻ/soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.