Cá sấu
Tuần vừa rồi, các nhà khoa học Australia xác nhận cá sấu vẫn mở một mắt trong khi ngủ để canh chừng. Một số chuyên gia cho rằng xét về phương diện thần kinh học, khám phá này cần phải được xác nhận thêm bằng điện não đồ, vì hiện tượng "ngủ nửa não" chủ yếu gặp ở các loài động vật có vú và chim, ít khi thấy ở loài bò sát.
Ảnh: Thinkstock
Cá heo mũi chai
Cá heo mũi chai biết cách "tắt" nửa bộ não khi ngủ, còn nửa kia vẫn sẵn sàng phản ứng trước mọi biến cố. Nửa não còn thức này còn phụ trách hoạt động thở và nổi trên mặt nước, đảm bảo cho cá heo không bị chết ngạt.
Ảnh: Baltimoresun
Cá voi trắng
Loài cá voi trắng với cái đầu dô và vẻ ngoài đáng yêu này cũng biết cách giữ cho nửa bộ não luôn cảnh giác trong khi ngủ.
Ảnh: Discovery
Cá heo chuột
Cá heo chuột dùng não để điều khiển nhịp thở, bởi vậy một nửa bộ não vẫn phải thức trong khi chúng ngủ để kiểm soát việc thở và đề phòng môi trường xung quanh.
Ảnh: Wikimedia
Sư tử biển Nam Mỹ
Sư tử biển Nam Mỹ cũng biết cách ngủ một mắt và giữ cho một nửa bộ não tỉnh táo, đề phòng những mối nguy hiểm.
Ảnh: Thinkstock
Lợn biển Amazon
Loài lợn biển bé nhỏ phổ biến ở vùng Amazon này cũng là sinh vật áp dụng chiến thuật "ngủ nửa não".
Ảnh: Thinkstock
Chim cắt lớn
Những loài thú săn mồi như chim cắt lớn cũng cần phải luôn mở to một mắt trong khi ngủ để canh chừng những mối nguy hiểm.
Ảnh: Thinkstock
Chim hoét
Trong mồi trường những con thú săn mồi luôn rình rập, chim hoét cần luôn phải cảnh giác, kể cả trong lúc ngủ.
Ảnh: Thinkstock
Vịt trời
Sống trong môi trường hoang dã nhiều hiểm nguy rình rập, vịt trời luôn mở một mắt và giữ cho nửa bộ não tỉnh táo trong khi ngủ để sẵn sàng bay khi có động.
Ảnh: Thinkstock