Sầu riêng
Mặc dù hàm lượng protein và chất béo của sầu riêng không cao, chỉ số đường (GI) khoảng 42, không cao lắm, nhưng 2/3 thành phần là đường.
Đối với những người có lượng đường trong máu cao, huyết áp cao hoặc huyết áp thấp, viêm loét đường tiêu hóa, vẫn cần cẩn thận khi ăn sầu riêng. Tốt nhất là giảm lượng cơm và sau đó ăn sầu riêng, để tránh ăn quá nhiều calo và làm nặng thêm tình trạng bệnh so với ban đầu.
Anh đào (cherry)
Quả anh đào rất giàu đường, protein, vitamin, canxi, sắt, phốt pho, kali và các yếu tố khác. Hàm lượng sắt là một trong những loại trái cây tốt nhất. Nó là chất bổ sung sắt và tốt cho não, nhưng bệnh nhân tiểu đường không nên ăn.
Quả nho
Các chất chống oxy hóa có trong nho khô và nho tươi đều tương đối cao, có tác dụng phòng ngừa các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Hàm lượng đường cao, lượng calo của nho cao được so sánh là 10 quả nho có năng lượng tương đương 2 bát cơm, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn nhiều.
Quả mãng cầu
Mỗi 100 gram mãng cầu có thể chứa 15,3% đến 18,3% tổng lượng đường, vitamin C là 265 mg. Bởi vì hương vị của mãng cầu tạo ra vị ngọt đậm, hàm lượng đường cao như vậy nên bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phải cẩn trọng khi ăn loại quả này.
Quả bơ
Bơ rất giàu chất béo thực vật và được biết đến với tên gọi là "bơ kem từ núi rừng". Đây là một loại trái cây ít năng lượng, ít đường. Từ quan điểm liên quan đến chức năng chăm sóc sức khỏe, bơ được đánh giá là có chức năng tăng cường sức khỏe dạ dày và làm sạch ruột, tăng tường sinh lý quan trọng như giảm cholesterol và lipid máu, bảo vệ hệ thống tim mạch và gan.
Đây cũng là trái cây thích hợp cho trẻ nhỏ và người già, nhưng chỉ nên ăn 1 quả/ngày. Tuy nhiên, vì bơ có hàm lượng chất béo thực vật cao, tốt nhất là không nên ăn vào buổi tối.
Quả xoài
Trái cây nhiệt đới thông thường có hàm lượng đường cao và bệnh nhân tiểu đường được kiến nghị là không nên ăn nhiều.
Xoài là một loại thực phẩm nhạy cảm. Những người bị dị ứng chỉ tiếp xúc với vỏ là có thể bị dị ứng. Do đó, những người bị dị ứng nên cẩn thận. Ngay cả khi xoài được ngâm nước muối trước khi ăn cũng không thể làm giảm nguy cơ dị ứng, chỉ để cải thiện hương vị.
Quả dứa
Cũng giống như xoài, dứa cũng không tốt cho người bị tiểu đường. Ngoài ra, dứa cũng chứa nhiều chất gây dị ứng nên những người nhạy cảm nên cẩn thận khi ăn dứa.
Quả thanh long
Là loại quả rất giàu vitamin và dinh dưỡng như vitamin B1, B2, B3, C, carotene và anthocyanin,… giúp giảm cân và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, những người bị rối loạn đường ruột, tiêu chảy, tiểu đường nên tránh xa loại quả nhiều đường này vào buổi tối.
Quả măng cụt
Giàu axit citric hydroxy, măng cụt có tác dụng ức chế tổng hợp lipid, kiểm soát sự thèm ăn và giảm cân. Tuy nhiên, chất xanthones trong măng cụt có thể gây ngộ độc axit và cản trở giấc ngủ nếu ăn vào buổi tối.