Những loại cây cảnh quen thuộc nhưng chứa nhiều độc tố

GD&TĐ - Cây cảnh chính là vật trang trí phổ biến giúp ngôi nhà và không gian sống của gia đình bạn trở nên thoáng mát. Thế nhưng, không phải loại cây cảnh nào cũng có tác dụng tích cực.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 Bạn sẽ rất bất ngờ vì những loại cây cảnh chứa độc tố nguy hiểm dưới đây vì nó thật sự là những cái tên rất quen thuộc.

Cây vạn tuế

Cây vạn tuế là loại cây cảnh rất phổ biến ở nhiều cơ quan, trường học, gia đình Việt Nam. Cây vạn tuế có tên khoa học là Cycas revoluta Thunb, thuộc họ thiên tuế Cycadaceae.

Tuy nhiên cây vạn tuế có thể gây độc vì các hợp chất alkaloids trong thân cây có thể gây ung thư. Ngay cả hạt vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao. Nếu tiếp xúc gần hoặc dùng tay vặt lá, hạt, vỏ vạn tuế, người tiếp xúc có thể bị ngộ độc.  Do vậy bạn không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín.

Cây lan ý

Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica.

Trong lá và củ của cây lan ý đều có chất độc đường ruột calcium oxalate. Ăn phải loại cây này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cây vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh có tên khoa học là Dieffenbachia cultivar.

Trong vạn niên thanh có chất độc calcium oxalate, khi vô tình bị nhựa cây dính vào mắt, da sẽ gây bỏng rát, nhất là trẻ nhỏ. Độc tố này chủ yếu phân bố ở lá cây.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cây huệ Lili

Tên khoa học là Hippeastrum puniceum.

Cây huệ Lii cũng là một loại cây cảnh có độc vì củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn, gây bỏng, ngứa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cây hồng môn

Cây hồng môn có tên khác là môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ. Tên khoa học của nó là Anthurium andraeanum.

Cây có độc tố calcium oxalate và csparagine. Ăn phải bất kỳ bộ phận nào của loài hoa này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cây đỗ quyên

Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Đỗ quyên là loài hoa có màu sắc đa dạng, thường được trồng vào chậu để làm cây cảnh trang trí và trở thành sự lựa chọn rất phong phú của nhiều gia đình để trang trí nhà cửa.

Tuy nhiên tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside.

Nếu ăn phải lá cây, môi sẽ bị nóng rát, nhiều sẽ bị bỏng rộp, nôn mửa, chảy nước dãi, nôn, uể oải, chóng mặt, khó thở, tiêu chảy… Một lượng 100g đến 225g lá Đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho một em bé nặng 25kg.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu có tên khoa học là Hydrangea.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nếu trót ăn những bông hoa này, bạn sẽ bị đau bụng trong nhiều giờ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê và co giật. Ngoài ra, những hạt phấn nhỏ do hoa cẩm tú cầu tiếp xúc với da có thể gây dị ứng.

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ