Những lầm tưởng phổ biến về bệnh tình dục

Nhiều người cho rằng quan hệ bằng miệng, xuất tinh ngoài, sử dụng thuốc tránh thai hoặc "yêu" trong hồ bơi có thể phòng tránh các bệnh tình dục.

Những lầm tưởng phổ biến về bệnh tình dục

Mặc dù có thể tiếp cận những kiến thức cơ bản về quan hệ tình dục ở trường lớp, sách báo, truyền hình, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm sai lầm về các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục (STD).

Lầm tưởng 1: Bạn không thể mắc bệnh tình dục nếu quan hệ bằng miệng

Sự thật: Theo Medical Daily, quan hệ tình dục bằng miệng không có biện pháp bảo vệ, vì vậy, nó lại càng tăng nguy cơ mắc bệnh hơn. Nếu "yêu" bằng miệng với nam giới, nguy cơ lây bệnh tăng khi trong miệng đối phương có vết xước, dù nhỏ gây ra do đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa trước khi "yêu".

Quan hệ tình dục bằng miệng với nữ giới có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu họ đang trong thời kỳ "đèn đỏ", hoặc nhiễm STD khác ngoài HIV nếu đối tác có vết thương ở miệng.

Lầm tưởng 2: Nam giới xuất tinh ngoài, phụ nữ sẽ không mắc STD

Sự thật: Tốt hơn hết là bạn nên sử dụng các biện pháp phòng tránh. Việc xuất tinh ngoài không phòng tránh được HIV cũng như các bệnh STD khác. Hầu hết vi khuẩn gây bệnh STD không phụ thuộc vào việc xuất tinh.

Nhung lam tuong pho bien ve benh tinh duc - Anh 1

Nhiều người nghĩ rằng "yêu" ở hồ bơi sẽ không bị mắc bệnh STD hoặc mang thai. Ảnh: Shutterstock.

Lầm tưởng 3: Sử dụng thuốc tránh thai sẽ không mắc STD

Sự thật: Điều này chỉ đúng khi bạn sử dụng bao cao su. Nó là phương pháp duy nhất giúp ngừa thai và chống lại bệnh STD. Thuốc tránh thai không thể bảo vệ cơ thể trước các bệnh tình dục.

Lầm tưởng 4: Quan hệ trong hồ bơi, bồn tắm nước nóng hoặc tắm rửa sạch sẽ sau khi quan hệ sẽ ngăn được STD

Sự thật: Đây là quan điểm sai lầm phổ biến vì nhiều người tin rằng chất khử trùng clo trong hồ bơi, bồn tắm có thể tiêu diệt vi khuẩn gây STD. Tuy nhiên, clo không phải là bao cao su, nó không có khả năng giết chết tinh trùng. Đặc biệt, khi quan hệ ở những khu vực này, bạn sẽ không có khả năng phòng tránh STD hoặc ngừa thai vì ngay cả bao cao su cũng sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ nước nóng.

Lầm tưởng 5: Bạn chỉ mắc STD khi tiếp xúc với tinh dịch

Sự thật: Mặc dù tinh dịch và máu có thể lây STD, một số bệnh như giang mai, Herpes... lây nhiễm khi tiếp xúc qua da. Nếu bạn bị nhiễm virus Herpes và có các triệu chứng như sốt, đau, khả năng lây nhiễm cho đối phương khi tiếp xúc qua da rất cao.

Lầm tưởng 6: Quan hệ đồng tính nữ không cần biện pháp phòng ngừa

Sự thật: Nếu một trong hai người phụ nữ bị nhiễm HIV, việc lây cho người kia vẫn xảy ra. Theo Woman"s Health, điều này là do các mô mềm như miệng tiếp xúc với dịch âm đạo hoặc máu kinh nguyệt của người phụ nữ bị nhiễm HIV.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các hình ảnh và trend được các bạn trẻ đăng nhân dịp 30/4. Ảnh: TikTok

Gen Z thắp sáng lòng yêu nước trên mạng xã hội

GD&TĐ - Là lực lượng nòng cốt của tương lai đất nước, thế hệ trẻ hôm nay không chỉ học tập, lao động và cống hiến theo cách riêng, mà còn chủ động tiếp cận lịch sử bằng tư duy công nghệ và sáng tạo.

Việt Nam có tiềm năng lớn trong du lịch biển đảo nhưng chưa tạo ra được các sản phẩm mang bản sắc đặc trưng. Ảnh minh họa: INT.

Du lịch Việt Nam định hình bản sắc

GD&TĐ - Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc định hình bản sắc trở thành yếu tố sống còn để Việt Nam khẳng định vị trí trên bản đồ du lịch quốc tế.