Những khó khăn khi triển khai STEM vào các trường Tiểu học - Đâu là giải pháp tối ưu?

Những khó khăn khi triển khai STEM vào các trường Tiểu học - Đâu là giải pháp tối ưu?

STEM rất bổ ích nhưng không dễ triển khai

Các cơ sở giáo dục sẽ phải giải quyết hàng loạt các vấn đề như: xây dựng chương trình, đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao năng lực giáo viên. Vậy lời giải cho các vấn đề này sẽ  như thế nào? 

Củng cố - bổ trợ trực tiếp bài học chính khóa, tính kế thừa và cập nhật từ chương trình hiện hành 

Với những người làm chính sách giáo dục, STEM được hiểu như một định hướng nhằm phát triển giáo dục toàn diện và nâng cao khả năng trình độ các lĩnh vực: Toán, Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật. Còn giáo viên, thì hiểu STEM như là cách tiếp cận liên môn các môn học: Toán, Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật nhằm tăng khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn, đẩy mạnh trải nghiệm và phát triển năng lực - phẩm chất người học. Để thực hiện được mục tiêu này, học sinh cần được trang bị thêm nhiều các kỹ năng khác như: thuyết trình, tư duy nghệ thuật, làm việc nhóm, tư duy phản biện,…

Với tiêu chí chương trình được xây dựng phải bổ trợ và củng cố nội dung hiện hành, các chủ đề trong chương trình STEM  cần được sắp xếp để đảm bảo rằng: “Tuần này trên lớp học cái gì, thì tuần sau sẽ được vận dụng giải quyết vấn đề đó ”. Theo đúng nghĩa “Học đến đâu thì củng cố và bổ trợ đến đó”, không nhồi nhét kiến thức, không xa rời thực tiễn.

Ví dụ về một chủ đề được xây dựng trong hoạt động giáo dục STEM lớp 5: Bẫy bắt muỗi hiện đại (tuần 8 và tuần 9). Trong các tuần trước đó, các em đã nắm được các kiến thức về Cách phòng chống muỗi và tập tính của muỗi (trong môn Khoa học), và sẽ vận dụng kiến thức, đo đạc kích thước và lắp ghép mô hình hình trụ, hình cầu (vận dụng kiến thức Toán, Kỹ thuật, Mỹ thuật) để chế tạo ra một Bẫy bắt muỗi hiện đại có thể ứng dụng ngay trong gia đình. Tất cả những điều này cần được tích hợp trong chủ đề và đảm bảo người học có thể vận dụng hầu hết các kiến thức đã học ở các môn học để giải quyết vấn đề thực tiễn. 

Chính vì vậy, các chủ đề STEM sử dụng trong trường học phổ thông cần được thiết kế một cách bài bản, có hệ thống, tạo liên kết - đồng tâm, không xa rời chương trình học mà vẫn có tính “mở” để học sinh tìm tòi và sáng tạo thêm. Các nhà trường ngoài việc tự mày mò biên soạn, có thể lựa chọn thêm các chương trình của nhiều đơn vị độc lập bên ngoài nhưng cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.

Ứng dụng công nghệ nhưng không quên những vật liệu thân thiện, gần gũi quanh ta

Chọn được một chương trình STEM hay, nhưng để triển khai khả thi, các nhà trường còn cần giải bài toán cơ sở vật chất.STEM không chỉ là học thông qua Robot, Lập trình, AI, khoa học vật liệu,... (những lĩnh vực đòi hỏi đầu tư kinh phí cao) mà học sinh còn được trải nghiệm học thông qua các hình thức khác: dã ngoại, tái chế, vật liệu kinh phí thấp và dễ tìm và thậm chí là bộ học cụ môn thủ công và môn kỹ thuật các em hiện có cũng được tận dụng để phục vụ bài học.  

Như vậy, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất như xây phòng thí nghiệm, phòng trải nghiệm STEM, các nhà trường có thể nghiên cứu sử dụng giáo cụ và học cụ từ các vật liệu tái chế, thân thiện môi trường (hạn chế plastic), dễ tìm, dễ mua, rẻ và an toàn. Ngoài ra, với những thí nghiệm đắt tiền hoặc nguy hiểm khi thực nghiệm tại trường học, thì học sinh có thể sẽ học phần mềm mô phỏng, được tích hợp trong bài học để có thể quan sát một cách trực quan nhất.

Hiện nay trên thị trường, nhiều đơn vị phát triển nội dung STEM đã đưa ra các chương trình chất lượng vừa ứng dụng công nghệ bằng phần mềm, vừa tạo điều kiện cho học sinh thực hành qua các bộ nguyên vật liệu thực hành.Bên cạnh đó, còn có các ứng dụng điện thoại thông minh để cung cấp thông tin thường xuyên cho cha mẹ học sinh. Tất cả những điều này giúp giáo viên, phụ huynh và học sinh đều có thể tương tác qua lại lẫn nhau: Phụ huynh sẽ được cung cấp phần mềm sổ liên lạc, Giáo viên được cung cấp bộ phần mềm phục vụ giảng dạy và quản lý học sinh, học sinh được vừa được học trực tiếp, lại được ôn luyện trực tuyến. ..

Câu chuyện cơ sở vật chất và bài toán nhân lực giảng dạy chương trình STEM

Có chương trình tốt, hạn chế đầu tư cơ sở vật đắt tiền, điều tiếp theo các nhà trường cần giải quyết là nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên hiện tại để triển khai thành công giáo dục STEM tới học sinh. Điều này không hề dễ dàng, nhất là trong bối cảnh giáo dục STEM còn mới ở nước ta và chỉ một bộ phận nhỏ giáo viên được đào tạo và tiếp xúc với STEM.

Các em học sinh Trường tiểu học Phạm Hồng Thái, Nam Định tham gia học STEM+
Các em học sinh Trường tiểu học Phạm Hồng Thái, Nam Định tham gia học STEM+ 

Chị Nguyễn Quỳnh Trang – ThS Vật lý đang sinh sống tại Hà Nội, tỏ ra rất hào hứng và hiếu kỳ khi tiếp nhận một chương trình STEM, nhưng bày tỏ nghi ngại: “STEM dạy như thế nào, liệu có khác biệt nhiều so với phương thức giảng dạy truyền thống? Việc làm chủ bài giảng và hệ thống thiết bị hỗ trợ có khó khăn không? Chương trình chuyển giao toàn bộ giáo án, học cụ,.. liệu giáo viên có lâm vào tình thế bị động khi dạy học? ”. Các vấn đề trên đã được nghiên cứu cẩn thận và đưa ra giải pháp cho những “cái mới” mà giáo viên cần tiếp nhận, thực nghiệm chương trình đã làm rõ và giải quyết triệt để đảm bảo sự sáng tạo, làm chủ và vận hành linh hoạt chương trình khi triển khai diện rộng, cho nhiều đối tượng khác nhau.

Như vậy, để đảm bảo giáo viên có thể triển khai được STEM thì cần đảm bảo toàn bộ các giáo viên được tập huấn từ cách tiếp cận phương pháp  giảng dạy, cách sử dụng - chế tạo công cụ dạy học, đến cách triển khai và đánh giá hiệu quả trong từng chủ đề STEM. . Cách làm được nhiều trường lựa chọn là nhận chuyển giao chương trình có sẵn, giáo viên được tập huấn trực tiếp và liên tục tham khảo, học hỏi từng chủ đề thông qua đào tạo trực tuyến.

Tiếp nhận nội dung chuyển giao giúp giáo viên rút ngắn thời gian triển khai STEM, nhưng mang lại nghi ngại: “Liệu có triệt tiêu tính sáng tạo của giáo viên?” Điều này có nghĩa, nội dung chương trình phải đảm bảo cả những không gian sáng tạo cho giáo viên và học sinh. Tức là giáo viên có thể linh động triển khai các phương án dạy, học và trong không gian phù hợp cho từng chủ đề, thậm chí là thay đổi cả sản phẩm chế tạo hoặc vật liệu thay thế có tính chất tương tự nhưng phải đảm bảo tiêu chí đưa ra của bài học. 

Các em học sinh Trường tiểu học Phạm Hồng Thái, Nam Định tham gia học STEM+
Các em học sinh Trường tiểu học Phạm Hồng Thái, Nam Định tham gia học STEM+   
Các bậc phụ huynh cùng con học STEM+ tại nhà
Các bậc phụ huynh cùng con học STEM+  tại nhà 

Chị Hòa là một phụ huynh có con tham gia chương trình giáo dục STEM+  cho biết: “ Thậm chí tôi còn chưa bao giờ thấy nó hứng thú với việc học đến như vậy. Về đến nhà còn mang sản phẩm ra để giảng lại cho mẹ biết thế nào là Bình thông nhau”. Nhìn những cô bé, cậu bé ở độ tuổi tiểu học say mê đặt câu hỏi, và chăm chú sử dụng công cụ tự tạo nên sản phẩm của riêng mình, không ai nghĩ STEM là cái gì đó cao siêu, xa rời thực tế. Chính những bài học, kỹ năng này sẽ giúp các em thấy khoa học, toán học, kỹ thuật là những thứ gần gũi hiện diện ngay quanh ta. 

CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEM+

Là chương trình giáo dục STEM dành cho độ tuổi tiểu học, chuyển giao tới các cơ sở giáo dục dành trên toàn quốc. Đây là một chương trình gần gũi, thiết thực và được Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam thẩm định, đánh giá cao. Chương trình có 6 điểm nổi bật:

  1. Giáo viên tiết kiệm thời gian nhờ bộ giáo án tiêu chuẩn được cung cấp định kỳ

  2. học sinh trực tiếp tạo ra sản phẩm

  3. Học liệu thân thiện, dễ tìm và được chuẩn bị sẵn

  4. Học trải nghiệm song hành với kiến thức liên môn trong chương trình tiểu học;

  5. Nội dung phong phú, đa dạng, bổ trợ chính khóa

  6. Hệ sinh thái đa dạng: phần mềm, bài giảng điện tử, học cụ trực quan, sách tham khảo, ứng dụng di động liên lạc gia đình

Thông tin tham thêm tại: wwww.stemplus.vn; hoặc số điện thoại: 0962055286

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ