Cây keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa keo lá tràm và keo tai tượng, có sức sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với loài keo bố mẹ. Giống keo này còn cho năng suất cao, chống chịu được mưa lũ. (Nguồn Caygiongthongtre)
Cây keo lai được trồng nhằm mục đích lấy gỗ chế biến bột giấy. Ngoài ra, cây keo lai còn được dùng làm gỗ dán, ván dán cao cấp, gỗ xẻ dùng trong xây dựng và xuất khẩu. (Nguồn Camau)
Keo lai có nhiều hạt và khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt rất mạnh. Thân cây thẳng, cành nhánh nhỏ, tán dày và rậm. Cây chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng với thời tiết khô hạn. (Nguồn Vafs)
Keo lai tự nhiên được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 ở Malaysia. Ở Việt Nam, keo lai được trồng rộng rãi, là loại cây phù hợp với các dự án lâm nghiệp thương mại. Đây có thể gọi là cây công nghiệp lâu năm, cho thu hoạch một lần. (Nguồn Cayhoacanh)
Cây keo lai cho trái lạ như búi rắn lục. Trái này không ăn được mà khi để già, khô thì bóc tách lấy hạt để gieo ươm cây con. (Nguồn Tintaynguyen)
Cùng họ hàng với cây keo lai, cây keo Ténéré ở Bảo tàng quốc gia Nigeria ở thủ đô Niamey từng được xem là cây cô đơn nhất thế giới vì trong vòng bán kính 400km, nó là cây duy nhất nằm trên sa mạc Sahara. (Nguồn Khoahoc)
Cây keo lai mang lại giá trị kinh tế cao, nhà nước đang khuyến khích bà con nông dân trồng loại cây lâm nghiệp này. (Nguồn Adbook)