Những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ nhất thế giới

Tuyết rơi giữa Sahara sét ở Venezuela hay mưa cá ở Honduras là những sự kiện thiên nhiên vô cùng kỳ lạ.

Những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ nhất thế giới

Vợ chồng anh Todd Mask ở Texas, Mỹ, đã ghi lại hình ảnh đám mây hình ống dài hàng cây số và thấp đến mức tưởng như nằm ngay trên mái nhà hồi tháng 11/2013.

Mưa cá ở Yoro: Hiện tượng này xảy ra hàng năm vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 tại Yoro, Honduras. Những cơn mưa kéo dài trong 2-3 giờ mang theo hàng nghìn con cá nhỏ. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra lời giải thích thỏa đáng dù nhiều người tin rằng những cơn mưa như vậy từng xuất hiện từ hơn một thế kỷ trước. Từ năm 1998, người dân Yoro tổ chức lễ hội thường niên chào đón hiện tượng này với các hoạt động diễu hành, hóa trang. Ảnh: fishki.net.

Sét Catatumbo: Hiện tượng thiên nhiên chỉ xảy ra tại nơi sông Catatumbo đổ vào hồ Maracaibo ở bang Zulia, Venezuela. Sét hình thành do tương tác giữa các khối khí lạnh từ dãy Andes với không khí nóng ẩm từ khu vực hồ. Xuất hiện đến 260 đêm trong năm, có thể kéo dài 10 tiếng mỗi lần, đây được xem là "màn trình diễn ánh sáng" lớn nhất thế giới và được đưa vào cờ, huy hiệu của bang Zulia. Ảnh: Barcroft Media.

"Cột băng chết chóc": Hiện tượng này thực chất là một khối nước mặn cực lạnh chìm xuống dưới mặt biển đóng băng tạo nên một cột băng theo đường di chuyển (tiếng Anh: brinicle). Cơn lạnh thấu xương của cột băng có thể tiêu diệt các sinh vật nhỏ. Hiện tượng được phát hiện từ thập niên 1960 nhưng đến năm 2011, đoàn quay phim của đài BBC mới ghi lại được những hình ảnh về nó ở đáy biển Nam Cực. Ảnh: BBC.

Mây hình ống: Nơi duy nhất hiện tượng hiếm gặp này có thể được dự đoán và quan sát định kỳ là vùng phía nam vịnh Carpentaria ở Australia. Mây hình ống có thể dài đến 1.000 km, cao 1 - 2 km và thường chỉ cách mặt đất 100 - 200 m. Hiện tượng thường xảy ra từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11 khi độ ẩm trong không khí cao kết hợp gió biển thổi mạnh. Ảnh: Wikimedia Commons.

Cầu vồng lửa: Tên gọi như vậy nhưng thực tế hiện tượng không liên quan đến cầu vồng hay lửa. Đây là hiện tượng quang học sinh ra khi mặt trời ở rất cao, trên 58 độ so với đường chân trời, và ánh sáng đi xuyên qua các tinh thể băng hình đĩa trong những đám mây trên cao ở góc thích hợp. Ảnh: National News and Pictures.

Vòi rồng lửa: Hiện tượng xảy ra khi một ngọn lửa trong điều kiện nhất định tạo ra một đối lưu dạng xoáy theo chiều thẳng đứng. Trong trận động đất ở vùng Kanto, Nhật Bản, vào năm 1923, một vòi rồng lửa cực lớn đã giết chết 38.000 người trong vòng 15 phút tại khu vực Hifukusho-Ato của Tokyo. Ảnh: imgur.com.

Mặt trời giả: Đây là tên gọi chỉ hiện tượng trong đó mặt trời xuất hiện cùng 2 quầng sáng ở hai bên theo phương nằm ngang. Hiện tượng xảy ra khi ánh sáng tương tác với các tinh thể băng trong khí quyển và thường được quan sát rõ khi mặt trời nằm gần đường chân trời. Trong tiếng Anh, hiện tượng được biết đến với từ lóng "sun dogs". Ảnh: Wikimedia Commons.

Nhật thực, mưa sao băng và siêu trăng của 2016

Người yêu thiên văn khắp thế giới đã có một năm 2016 đáng nhớ với nhật thực toàn phần, mưa sao băng và siêu trăng lớn nhất trong gần 70 năm qua.

Theo zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.