Những hệ lụy sau vụ Tổng thống Venezuela bị ám sát hụt

GD&TĐ - Thông tin công khai cho biết, 6 người đã bị bắt sau vụ ám sát Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại thủ đô Caracas. Ông Maduro vẫn an toàn sau đợt tấn công do nhiều thiết bị không người lái chở chất nổ nhằm vào đài danh dự, nơi ông đang chứng kiến cuộc duyệt binh.

Cận vệ bung lá chắn che cho Tổng thống Maduro
Cận vệ bung lá chắn che cho Tổng thống Maduro

Vụ ám sát bất thành

Ông Maduro chỉ trích các phần tử cực hữu và Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos đứng đằng sau âm mưu này. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nestor Reverol, những kẻ bị bắt giữ bị cáo buộc “khủng bố và ám sát”. Cho tới nay, ông Reverol chưa chỉ đạo thêm vụ bắt giữ nào về vụ việc này.

Những kẻ tấn công đã sử dụng 2 thiết bị bay không người lái DJI M600, mỗi chiếc chở 1kg chất nổ C4, với sức công phá đủ ảnh hưởng trong vòng 50m. Tình báo Venezuela đã xác định được các con phố lân cận được sử dụng để phóng các thiết bị bay này từ xa.

Một trong 2 thiết bị đã bay phía trên khu vực đài danh dự và được  kích hoạt bởi những kẻ chủ mưu. Tuy nhiên, các nhà chức trách đã can thiệp kịp thời để thiết bị này mất quyền điều khiển và phát nổ bên ngoài khu vực mà những kẻ chủ mưu nhắm tới. Reverol cho biết thiết bị bay không người lái thứ hai cũng mất điều khiển, rơi vào một tòa nhà căn hộ và nổ ở tầng 1 của tòa nhà này.

Vụ việc diễn ra khi ông Maduro phát biểu tại trong lễ kỷ niệm 81 năm thành lập lực lượng an ninh quốc gia. Cảnh quay trực tiếp sự kiện cho thấy ông đột nhiên nhìn lên và giật mình, trong khi vợ là Cilia Flores đứng cạnh thì nhăn mặt sau một tiếng nổ lớn. Hàng chục binh sĩ đang diễu hành bỏ chạy tán loạn. Bảy thành viên của lực lượng an ninh quốc gia đã bị thương trong cuộc tấn công.

Tổng chưởng lý của Venezuela, Tarek William Saab, cho biết ông đã ra lệnh điều tra vụ việc và phân công ba công tố viên điều tra.

Maduro xuất hiện trên truyền hình quốc gia một vài giờ sau đó và chỉ trích nhóm cực hữu Venezuela đã cấu kết với phe cực hữu Colombia và Tổng thống Colombia Santos đứng đằng sau vụ tấn công. Ông cũng đổ lỗi cho những người Venezuela sống ở Mỹ. “Điều tra sơ bộ cho thấy nhiều người trong số những người chịu trách nhiệm về vụ tấn công, bao gồm những kẻ tài trợ và lập kế hoạch, sống ở ở bang Florida, Mỹ” - ông Maduro nói.

Sự bất an và hỗn loạn

Chính phủ Venezuela từ lâu đã đổ lỗi cho Colombia và phe cực hữu ở Bogota và Miami về các âm mưu lật đổ. Tuy nhiên, sự hỗn loạn xảy ra ngay trong đoàn diễu hành quân sự tại một buổi lễ quan trọng cho thấy sự “bất an” và “sự rối loạn ở mức độ cao” - ông David Smilde, một nhà xã hội học tại Đại học Tulane và đồng nghiệp cao cấp tại Văn phòng Washington ở Mỹ Latinh, nhận định.

Ngoại trừ các vệ sĩ ngay lập tức quây lại bảo vệ Tổng thống Maduro, hình ảnh rối loạn của binh lính diễu hành đặt ra lên câu hỏi về khả năng của chính phủ ông Maduro trong việc bảo vệ an ninh cho đất nước. Khi có sự cố xảy ra, những người lính lại là người đầu tiên bỏ chạy, thì rõ ràng họ “không có niềm tin sâu sắc, hoặc không trung thành với chính phủ” - ông David Smilde nói. “Nếu chiến sự xảy ra, ai mà nói trước được họ sẽ không tự cứu mình trước”.

Mô hình chính phủ ở Venezuela, Smilde nói, là một mô hình nhấn mạnh lòng trung thành và sự tập trung quyền lực, chứ không phải là thẩm quyền, giáo dục, trách nhiệm giải trình và minh bạch. Nhiều người có thẩm quyền và tháo vát 10 năm trước đây trong chính phủ Venezuela đều bị bỏ lại hoặc dậm chân ở mức độ trung bình. Những người đã thăng tiến lên các vị trí cao hơn thiếu kỹ năng, nhưng biết cách khéo léo điều chỉnh và họ đã phát triển mạnh trong hệ thống chính trị ở nước này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.