Mỹ Hạnh và giọng hát đàn ông
Giọng nữ trầm (contralto) là một loại giọng hiếm ở Việt Nam, và Mỹ Hạnh là một trong số đó. Với khả năng đặc biệt trong giọng hát, Mỹ Hạnh có thể xuống những quãng trầm với âm sắc của giọng nam trung (baritone) một cách dễ dàng, thoải mái, không có sự cản trở nào hết.
Quãng trầm của cô vô cùng nặng, tối, dày và chắc chắn, lại có thể điều khiển tốt với ngân rung. Trong màn trình diễn sau, cô đã xuống hẳn B2, một note rất trầm mà ít thấy giọng nữ nào ở Việt Nam chạm xuống được, chứ đừng nói kiểm soát tốt như cô.
Carol Kim và giọng hát da màu
Là người Việt thuần chủng, lại sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và mãi sau này mới sang Mỹ, nhưng Carol Kim lại có tiếng hát thuần chất da màu.
Chất da màu trong giọng hát của Carol Kim thể hiện rõ ở chất khè, đặc quánh, smoky đặc trưng của các giọng nữ trung trầm da màu, nên vô cùng man dại, nội lực, dữ dội, hệt một người đàn ông.
Ở Việt Nam hiện nay gần như chưa thấy ca sĩ nào như Carol Kim, từ giọng hát, cách hát lẫn phong cách, ngoại hình đều đậm chất da màu thập niên 70, thấm nhuần chất Soul/R&B/Gospel đến từng note nhạc.
Thu Minh và whistle C7
Whistle là kĩ thuật mới ở Việt Nam nên rất ít ca sĩ sử dụng. Tuy nhiên, ca sĩ Thu Minh có thể whistle tới C7, một note rất cao trong quãng giọng thông thường, mà hiện nay chưa có ca sĩ Việt nào chạm tới.
Ngoài ra, Thu Minh còn có khả năng gằn giọng trên B5. Đây là một note rất cao mà ít ca sĩ Việt chạm tới, nhưng Thu Minh lại có thể dùng gằn giọng để đẩy giọng lên note nhạc đó. Thông thường, ca sĩ Việt chỉ có thể gằn giọng trong khoảng từ A4 tới F5.
Quách Thị Hồ và đổ hột con kiến
Đổ hột hay còn gọi là hát nảy hạt, cũng có thể coi là một dạng trillo, là một kĩ thuật khó, đặc trưng riêng của dân ca Việt Nam, trong đó sử dụng yếu tố rung của thanh hầu. Sử dụng đổ hột rất khó, ca sĩ phải biết cách ém hơi điêu luyện, sau khi xuống hết lại đẩy ra ngoài, sao cho vẫn tròn vành, rõ chữ.
Nếu đổ hột đã khó, thì đổ hột con kiến còn khó hơn gấp bội, phải làm sao để vừa đẩy hơi ra ngoài, vừa lấy hơi vào trong.
Người thực hiện kĩ thuật này điêu luyện nhất có lẽ nghệ sĩ nhân dân – nghệ nhân ca trù Quách Thị Hồ.
Trần Quang Hải và đồng song thanh
Đồng song thanh hay còn gọi là khoomei, là một loại kỹ thuật rất khó của các thiền sư Tây Tạng. Khi hát đồng song thanh, người hát sẽ tạo ra hai tần số âm thanh chạy song song với nhau trong cùng một lần hát. Hai tần số âm thanh này sẽ đối lập nhau, một cao một thấp, và thường phải dùng máy đo tần số mới đo được.
Giáo sư Trần Quang Hải là người Việt Nam đầu tiên tìm ra kỹthuật đồng song thanh và thể hiện nó.
Phương Thanh và khả năng hát xa mic
Giọng hát Phương Thanh còn có nội lực và độ vang rất lớn, giúp cô có thể kéo mic ra xa hàng mét mà vẫn rõ tiếng.
Chính Phương Thanh từng chia sẻ, trong một chương trình, cô có thể kéo mic xuống tận thắt lưng, trong khi các ca sĩ khác lại không thể làm được điều đó.
Châu Thanh và làn hơi bất tận
Nghệ sĩ cải lương Châu Thanh trong một chương trình từng hát liền mạch không nghỉ, không lấy hơi trong 1 phút 10 giây.
Khánh Bình và khả năng hát giọng nữ
Là giọng phản nam (countertenor) nên nam ca sĩ Khánh Bình có thể hát bằng hai giọng nam nữ khác nhau trong cùng lúc.
Mai Quốc Việt và khả năng giả giọng hàng chục ca sĩ
Ca sĩ Mai Quốc Việt có một khả năng đặc biệt, anh có thể giả giọng khá giống các ca sĩ khác.
Bảo Yến và gằn giọng đàn ông
Chất giọng trầm, đặc, hơi thô của Bảo Yến giúp cô có thể gằn giọng như một người đàn ông.