Những đứa con ngoan vẫn hít bóng cười, dùng chất gây nghiện

Mới đây, nghe thông tin 7 bạn trẻ chết vì chất gây nghiện tại Lễ hội âm nhạc Hồ Tây (Hà Nội), nhiều cha mẹ liền quy kết, đó là những thanh niên hư hỏng chứ con mình tử tế sẽ không làm điều đó. Tuy nhiên, TS Vũ Thu Hương thẳng thắn bày tỏ, rất có thể con của các bố mẹ ấy đã "chơi" bóng cười, hít cần sa mà phụ huynh không hề không biết.

Những đứa con ngoan vẫn hít bóng cười, dùng chất gây nghiện

Chính vì nghĩ rằng việc chơi bóng cười, hít cần sa là câu chuyện của bọn trẻ đua đòi, hư hỏng, không liên quan đến gia đình mình nên nhiều bố mẹ rất dửng dưng với thông tin 7 bạn trẻ chết vì chất gây nghiện tại lễ hội âm nhạc vừa qua.

Thế nhưng, TS Vũ Thu Hương cho biết, có rất nhiều bạn trẻ ngoan không tì vết, học giỏi, học trường chuyên lớp chọn ở trường phổ thông, học trường ĐH danh tiếng… thử bóng cười, thử hút cần sa. Điều đáng nói là số lượng ấy không hề nhỏ.

bong-cuoi-1428.jpg

Nhiều bạn trẻ hít bóng cười, thử cần sa vì tò mò.

“Nếu tính ra, có thể lên đến 40-50% các bạn trẻ đã từng nghĩ đến hoặc từng thử 1 tí mấy chất đó. Hãy hỏi bọn trẻ biết gì mấy thứ đó, chắc chắn các con biết rất nhiều, còn biết nhiều hơn các bố mẹ. Con gái tôi kể, những bạn bè của cháu thử chơi bóng cười toàn con nhà khá giả, ngoan ngoãn, học giỏi. Thế nên, chắc có ép đến chết thì bố mẹ của các bận ấy cũng không thể tin nổi con mình lại thử cái món kinh hoàng ấy”, TS Vũ Thu Hương chia sẻ.

Lý giải giới trẻ ngày nay thử những món đồ gây nghiện này, TS Vũ Thu Hương cho biết 4 lý do:

1.Cuộc sống quá nghèo nàn, nhạt nhẽo. Các bố mẹ bắt con đi học thêm quá nhiều vì những danh hiệu, những cuộc thi. Ngoài học ra, cuộc sống của bọn trẻ còn lại điều gì? Vào mạng mãi cũng chán. Bọn trẻ cần nhiều thứ khác nữa nhưng vì phải học "cho tương lai của con sau này" mà các con phải chấp nhận hi sinh quá nhiều. Cuộc sống nhàm chán sẽ khiến các con muốn thử chút cảm giác mới lạ. 

bong-cuoi.jpg

2. Không được bố mẹ quan tâm. Mỗi lần bố mẹ hỏi han chỉ quan tâm đến điểm số học hành. Khi phát hiện bọn trẻ quan tâm món gì khác, lập tức họ sẽ tìm cách xóa sổ món đó để ép con quay lại việc học. Lâu dần, đám trẻ không dám chia sẻ bất kể điều gì với bố mẹ nữa.

3. Bố mẹ định kiến với sự "điên rồ" của tuổi trẻ. Bố mẹ nào cũng chỉ muốn 1 đứa con không tì vết. Vì thế, khi con có biểu hiện gì đó không ổn, một chút phá cách, một chút điên rồ lập tức bố mẹ sẽ định kiến, chửi mắng và bày tỏ sự thất vọng rất lớn.

Trên thực tế, nếu con bạn tự dưng mong muốn nhuộm tóc đỏ, hoặc cạo 1 bên đầu còn 1 bên để dài, đứa trẻ cũng không thể trở thành kẻ xấu xa, hư đốn được. Một chút điên rồ nổi loạn chỉ thể hiện sự dư thừa hoocmon của tuổi trẻ, có gì đâu. Hãy thông cảm và cho con "điên" một chút, nếu "điên cùng con" được thì sẽ càng tốt.

4. Bố mẹ không cảm thông với khó khăn và thất bại nếu con vấp phải. Những đứa trẻ tuổi teen hoàn toàn có thể vấp váp, sai lầm, thất bại bởi đó mới là cuộc sống. Cha mẹ cũng đã từng bị như vậy nhưng đến lượt đám trẻ, các con lại không được cảm thông mà bị kết tội ngay. 

Nhắn nhủ với các bố mẹ, TS Vũ Thu Hương nhấn mạnh: Các chất gây nghiện quanh chúng ta rất nhiều, bất kể ai cũng có thể nhìn thấy nó ở khắp nơi, ở những quán hàng mà ta hay vào, ở những nơi công khai. Vì thế, đừng nghĩ gia đình mình trong sạch và con mình sẽ không bao giờ gặp mấy chất này. Thực tế, các con tiếp xúc với những chất này hàng ngày.

Do vậy, để giữ con không lao vào mấy chất gây nghiện đó, mong các cha mẹ bỏ bớt tham vọng, kì vọng học hành, cho con được chơi nhiều hơn, được tham gia các công việc khác, làm bạn với con, chấp nhận sự "điên" của tuổi trẻ. Mong rằng các bố mẹ thức tỉnh và hãy giữ con bằng tình yêu.

Theo Phunuvietnam.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.