1. Ở Ấn Độ, có một ngôi trường lộ thiên dưới chân cầu
Dưới cây cầu gần nhà ga Yamuna Bank ở thành phố New Delhi, Ấn Độ, có một ngôi trường nằm lộ thiên vẫn ngày ngày dạy dỗ miễn phí cho hơn 200 em học sinh. Đó là những bạn nhỏ sinh sống ở các khu ổ chuột hoặc các khu dân cư nghèo trong thành phố. Học sinh được học những môn cơ bản như tập viết, tập đọc, toán, tiếng Anh, lịch sử, và địa lý.
Không có bàn ghế, cũng không có phòng học, chỉ có các cây cột trụ và gầm cầu làm nơi che nắng mưa. Học sinh ngồi trên những tấm thảm được trải rộng giữa nền đất; bút và vở được kê lên đùi làm bàn viết; chiếc tường bê tông được sơn thành những ô nhỏ màu đen làm bảng; và thầy giáo giảng bài bằng phấn trắng.
Những học sinh sống tại Bắc Cực đều phải học tại các trường nội trú và di chuyển bằng trực thăng để tới trường. Tuy nhiên họ sẽ không dùng nó mỗi ngày mà chỉ khoảng 2 lần trong mỗi năm.
Khi được đưa đến trường bằng trực thăng, các bạn sẽ ở lại trường trong khoảng 9 tháng trước khi lại được trực thăng chở về nhà.
3. Tại Hàn Quốc, học sinh dành tới 16 giờ/ngày để học
Kỳ thi kiểm tra năng lực nhằm tuyển sinh đại học hàng năm ở Hàn Quốc được gọi là suneung. Đây là dịp trọng đại của cả quốc gia, do đó các công ty sẽ lùi giờ làm việc để giữ đường sá thông thoáng cho sinh viên, máy bay tạm hoãn lịch cất cánh và hạ cánh để phần thi nghe tiếng Anh của các em không ảnh hưởng. Học sinh có thể học tới 16 tiếng mỗi ngày để chuẩn bị cho kỳ thi.
Theo báo cáo tháng 1 năm 2017 của Viện Chăm sóc Trẻ em và Giáo dục Hàn Quốc, văn hóa học tập của đất nước bắt đầu từ rất sớm: Hơn 83% trẻ em 5 tuổi tham gia các chương trình giáo dục sau giờ học, hay hagwon, đa số tiếp tục đến hết thời đi học.
4. Ngôi trường không kiểm tra, không chấm điểm, không BTVN tại Mỹ
Tất cả học sinh trên thế giới có lẽ đều sẽ ghen tị với học sinh ở trường Brooklyn Free School (Mỹ). Với phương châm giáo dục tự do và công bằng xã hội, ngôi trường này để học sinh "tự do" theo đúng nghĩa đen: tự do đến lớp, tự do lựa chọn bài học và tự do thể hiện sự dân chủ.
Trường Brooklyn Free School không có bài kiểm tra, không chấm điểm và không giao bài tập về nhà. Học sinh thậm chí có thể tham gia vào việc quản lý trường nếu có số phiếu bầu cao.
5. Úc, New Zealand: Học sinh không nhất thiết phải đi giày đến trường
Ở một số quốc gia thuộc Châu Đại Dương như Úc và New Zealand, học sinh không bắt buộc phải đi giày ở trường. Thông thường học sinh được yêu cầu mang giày dép khi đi học nhưng không bắt buộc phải mang chúng trong giờ học. Điều này cũng phổ biến ở một số công sở, thư viện, bảo tàng hay khu mua sắm.
6. Đi học bắt đầu từ lúc 4 tuổi
Khác với phần lớn trường học trên thế giới thường tổ chức nhận học sinh vào đầu năm học (tháng 9), trẻ em ở Hà Lan bắt đầu đi học khi vừa qua sinh nhật lần 4. Mục đích để cân bằng trình độ tư duy, nhận thức và sức khỏe của học sinh trong lớp. Điều đó có nghĩa là bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có những lớp học mới.
7. Nam sinh mặc váy đồng phục tới trường
Ở Scotland, có một ngôi trường tên là James Gillespie cho phép các nam sinh có thể mặc đồng phục đến trường là váy. Được biết, học sinh đã ủng hộ sự thay đổi này thay vì là phản đối.
8. Những ngôi trường lênh đênh trên sông
Khoảng 70% diện tích đất đai của Bangladesh chỉ cao trên mực nước biển chưa tới 1m. Quốc gia này tự hào là nơi có độ tuổi trẻ em đến trường đông, do đó mọi người luôn tìm cách tạo mọi điều kiện để học sinh có thể đến lớp, dù là trong thời tiết có lũ lụt đi chăng nữa.
Do đó, rất nhiều học sinh phải học tập trên những lớp học trên thuyền khi trường học của các em bị ngập lụt. Những ngôi trường "nổi" này thường được cung cấp năng lượng từ các tấm pin mặt trời.