Những điều ít biết về mưa

Những điều ít biết về mưa

(GD&TĐ) - Nơi mưa nhiều nhất là một đỉnh núi lửa trên quần đảo Hawaii. Đô thị chịu mưa nhiều hơn làng quê. Thứ bảy thường là ngày có thời tiết tồi tệ nhất tại các đô thị lớn...

1- Nơi mưa nhiều nhất trên thế giới là đỉnh núi lửa Waialeale tại trung tâm đảo Kauai thuộc quần đảo Hawaii. Lượng mưa trung bình hàng năm tại nơi này là 12.350 mm. Vào năm 1948, tổng lượng mưa là khoảng 16.000 mm. Trên đỉnh Waialeale trung bình hàng năm có 350 ngày mưa.

2- Lục địa khô nhất là châu Nam Cực. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây là 715 mm, trong khi lựng mưa trung bình hàng năm đối với cả thế giới là 990 mm.

3- Theo thống kê, khu vực thành thị, đặc biệt là các đô thị lớn, có mưa nhiều hơn khu vực nông thôn. Các thành phố thải ra nhiều chất thải - bụi lơ lửng trong không khí trở thành các hạt nhân kết tủa tuyệt vời cho các hạt nước mưa. Chênh lệch nhiệt độ giữa các đô thị lớn và vùng nông thôn tại Mỹ có thể vượt quá 12oC; tại châu Âu chênh lệch nhiệt độ thường là 10oC. Chuyển động của các dòng đối lưu làm gia tăng tần suất và cường độ các trận mưa trên thành phố vào những tháng nóng.

4- Xác suất mưa rơi tại các đô thị vào thứ bảy lớn hơn 22% so với xác suất mưa rơi vào thứ hai. Thứ bảy được xem là ngày hay có mưa nhất trong tuần tại trung tâm các thành phố.

5- Cherrapunji (đông bắc Ấn Độ) là thành phố có lượng mưa trung bình lớn nhất thế giới. Vào khoảng thời gian giữa tháng 8/1960 đến 7/1961 lượng mưa trung bình một năm được ghi nhận ở đây là 26.460 mm. Trung bình mỗi năm thành phố hứng chịu lượng mưa là 11.430 mm.

6- Thành phố khô hạn nhất thế giới là Arica ở phía bắc Chile. Khoảng thời gian không mưa kéo dài nhất ở đây là 14 năm và 5 tháng (từ 10/1903 đến 1/1918).

7- Mưa cũng rơi trên các hành tinh khác. Trên Titan, vệ tinh sao Thổ, có mưa methane. Trên sao Kim, mưa axit lưu huỳnh không bao giờ đến được bề mặt của hành tinh - do nhiệt độ quá cao nên “nước mưa” bị bay hơi hết ở độ cao 25 km. Những đám mây lơ lửng trên hành tinh lạ OGLE-TR-56b trong chòm sao Nhân Mã không bao gồm hơi nước mà là các nguyên tử sắt; do đó trên hành tinh này có mưa sắt!

8- Nếu toàn bộ nước trong khí quyển trái đất đồng thời “đổ ụp” xuống thì chúng ta sẽ có một trận đại hồng thủy với mực nước dâng là 2,5 cm.

9- Đường kính hạt mưa lớn nhất có thể lên tới 5 mm. Hạt mưa như vậy không lơ lửng trong không khí được lâu; nó có thể bị rơi ngay khi có cơn giông nhỏ. Những hạt mưa đường kính dưới 1 mm rơi tự do có hình cầu gần như hoàn hảo. Những hạt mưa đường kính trên 2 mm có hình dạng bẹt. Tiết diện những hạt mưa đường kính trên 3 mm hơi giống hình hạt đậu.

Lê Văn Cường

(Theo báo nước ngoài)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.