Những điều ít biết về Jihad

 

Những điều ít biết về Jihad

Thánh chiến kinh tế

Cuộc thánh chiến kinh tế là phương pháp của Iran để thoát khỏi hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt từ năm 2006. Cuộc thánh chiến kinh tế được thúc đẩy bởi nhà lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei - người thậm chí đã tuyên bố 2011 là “năm của thánh chiến kinh tế”.

Là một phần của cuộc thánh chiến kinh tế này, ông Khamanei đề nghị chính phủ Iran chỉ bán dầu cho các khách hàng được lựa chọn cải thiện xuất khẩu khí đốt và các sản phẩm dầu khác, khai thác các kênh khác nhau để xuất khẩu dầu, cho phép khu vực tư nhân tham gia bán dầu và xem xét việc trao đổi dầu cho các hàng hóa cần thiết khác.

Ông Khamanei cũng đề nghị chính phủ Iran đa dạng hóa nền kinh tế, giảm nhu cầu năng lượng quốc gia, tăng thuế, tăng sản xuất trong nước để giảm nhập khẩu và tìm thêm các nhà đầu tư và nhập khẩu nước ngoài cho các mặt hàng quan trọng.

Thánh chiến truyền thông

Đây là một hình thức thánh chiến được Nhà nước Hồi giáo thúc đẩy vào thời hoàng kim. Nhóm này kêu gọi người Hồi giáo trên khắp thế giới bắt đầu các chiến dịch trực tuyến để hỗ trợ cho sự nghiệp của mình và làm mất tinh thần của kẻ thù. Nó cũng khuyến khích người Hồi giáo tái bản các tác phẩm do nhóm truyền thông của nhà nước Hồi giáo thực hiện và phân phát chúng.

Truyền thông thánh chiến lần đầu tiên được đề cập trong một bài báo trên Tạp chí Hồi giáo Caliphate của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Tạp chí thường ca ngợi các chiến binh chiến đấu và khuyến khích nhiều cuộc tấn công chống lại kẻ thù của họ. Một bài báo với tiêu đề “Truyền thông thánh chiến” đã kêu gọi người Hồi giáo mua các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại và máy tính để có thể truyền tải chiến dịch khủng bố trên Internet và mạng xã hội.

Thánh chiến nhân đạo

Những kẻ khủng bố tự xưng là thánh chiến thường tham gia vào một hình thức cực đoan tấn công thánh chiến. Tuy nhiên, những kẻ khủng bố này đôi khi vứt bỏ vũ khí để cung cấp các dịch vụ nhân đạo cho người Hồi giáo. Họ gọi đây là cuộc thánh chiến nhân đạo. Loại thánh chiến này gây tranh cãi vì nó có thể là vỏ bọc cho các ý đồ khác.

Một ví dụ về cuộc thánh chiến nhân đạo đã xảy ra sau trận động đất kinh hoàng, giết chết hàng chục nghìn người ở vùng Kashmir năm 2005.

Một nhóm khủng bố địa phương đấu tranh để chuyển giao Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát sang Pakistan đã buông vũ khí để cung cấp các dịch vụ nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất.

Các chiến binh từ nhóm phân phát lương thực và nước uống, thực hiện công tác chôn cất người chết và thậm chí thành lập một bệnh viện cứu hộ dã chiến.

Mặt trận Hồi giáo Pembela cung cấp các dịch vụ thánh chiến nhân đạo cho người Hồi giáo Royingya. Tuy nhiên, đội quân này cũng tập hợp được 1.200 tình nguyện viên người mujahidin đến từ đất nước Indonesia và vì lý do không rõ ràng, đã yêu cầu họ có một số khả năng võ thuật và sẵn sàng chết cho bang Rakhine.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ