Camera giấu mặt
“Camera giấu mặt” Jihad là video được phát sóng bởi kênh Al-Zawraa TV ở Iraq. Đài truyền hình này xuất hiện sau sự sụp đổ của chính phủ Saddam Hussein. Thoạt đầu, Al-Zawraa TV hoạt động như một kênh giải trí và dần chuyển sang chú trọng các nội dung chỉ trích, chế giễu lực lượng Mỹ ở Iraq. “Camera giấu mặt” Jihad đã chiếu những thước phim thực tế về các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Mỹ, được hoàn chỉnh với các bản nhạc gây cười, hiệu ứng âm thanh và những dòng bình luận mang tính xúc phạm, khiến các đoạn phim này giống như một bộ phim hài.
Al-Zawraa TV cũng phát sóng các bài hát và video ủng hộ nổi dậy, thúc giục các cuộc tấn công chống lại lực lượng Mỹ. Bản chất gây tranh cãi của nó đã dẫn đến lệnh cấm vào tháng 11/2006. Tuy nhiên, chủ sở hữu của kênh truyền hình này chỉ chuyển cơ sở đến một địa điểm mới bên ngoài Iraq, từ đó họ tiếp tục phát các chương trình tới người xem Iraq, Trung Đông, Bắc Phi và châu Âu qua vệ tinh
Thánh chiến phòng thủ
Cuộc thánh chiến tấn công và phòng thủ là những loại thánh chiến gây tranh cãi và nổi tiếng nhất. Một cuộc thánh chiến tấn công xảy ra khi người Hồi giáo tiến hành các cuộc tấn công chống lại kẻ thù của họ. Ngược lại, các cuộc thánh chiến phòng thủ xảy ra khi người Hồi giáo chiến đấu để bảo vệ bản thân khỏi các cuộc tấn công do kẻ thù của họ phát động.
Tuy nhiên, khái niệm tấn công thánh chiến đang gây tranh cãi trong cộng đồng Hồi giáo, vì thực tế, các cuộc tấn công này đều do các tổ chức khủng bố tiến hành dưới vỏ bọc tôn giáo và biện minh cho các hành động khủng bố. Nhiều tín đồ Hồi giáo đã lên án nó vì lý do này. Họ cho rằng, các cuộc thánh chiến tấn công chỉ được phép khi người Hồi giáo tin rằng họ sắp bị tấn công và cần một cuộc tấn công phủ đầu, còn theo tôn giáo của họ, người Hồi giáo không được phép là kẻ xâm lược. Chính kinh Koran cũng lên án người Hồi giáo phát động các cuộc tấn công chống lại người không theo Hồi giáo.
Water Jihad
Thánh chiến... nước là một cuộc chiến độc nhất vô nhị giữa Ấn Độ và Pakistan. Hai nước này gặp khó khăn khi đi đến thỏa thuận về các vấn đề lợi ích chung, chẳng hạn như nguồn cung cấp nước. Cả hai quốc gia đều trải qua trận lụt lớn, đôi khi khiến hàng nghìn người chết và hàng chục nghìn người mất nhà cửa.
Mỗi quốc gia đã đổ lỗi cho quốc gia khác về những cái chết do lũ lụt gây ra. Pakistan thường cáo buộc Ấn Độ quản lý các con đập để cố tình gây ra lũ lụt ở Pakistan. Một số người ở Pakistan thậm chí đã còn cho là những cơn lũ lụt ở Pakistan là do Ấn Độ cố tình tổ chức.
Năm 2010, người sáng lập Lashkar-e-Taiba, một nhóm khủng bố khét tiếng về vụ tấn công khủng bố chết người vào tháng 11/2008 đã giết chết khoảng 170 người ở Mumbai, đe dọa sẽ tổ chức cuộc “thánh chiến nước” chống lại Ấn Độ. Hafiz Saeed đã đưa ra lời đe dọa tấn công Ấn Độ trên truyền hình vì cho rằng, nước này đã xây đập để ngăn nước chảy vào Pakistan. (Còn tiếp)
Nano