Diễn tả vấn đề không quá ba câu
Người phối ngẫu của bạn có thể nói những câu như “Tôi không muốn nói” hoặc “Lúc này tôi không thích nói nhiều”. Thông thường trên thực tế những chuyện anh ấy nói ra sẽ rất nhiều, nên tốt hơn là không nói gì hết. Vì vậy, mỗi khi đề cập đến một vấn đề, hãy kết thúc việc diễn tả của bạn chỉ trong dăm ba câu mà thôi.
Cho ví dụ, bạn nói “Anh đã bảo rằng anh lau bếp, rồi anh không làm”. Đừng nói thêm những câu thừa, chẳng hạn như “Anh không chịu làm những gì anh đã hứa làm. Em không tin được anh. Thậm chí em cũng không tin được anh sẽ làm chuyện gì kế tiếp nữa. Em chỉ thấy anh dắt chó đi dạo ngoài đường”.
Hãy khích lệthay vì phê phán
Hãy đem lại sự ngạc nhiên cho ông xã của bạn ngay vào những lúc anh ấy chỉ chực đợi bạn nói ra một câu phê phán. Ví dụ, nếu anh ấy có khuynh hướng nói nặng lời với em trai anh ấy trên điện thoại, và hai vợ chồng bạn sắp sửa tranh cãi về chuyện này.
Hãy chờ anh ấy gác máy, bạn nói một câu như “Em rất thích cái cách anh nói đùa để làm dịu bầu không khí căng thẳng giữa anh và ông em anh. Nói như vậy nghe vui vẻ hơn”. Đó là câu nói đem lại cảm giác tích cực và đầy bất ngờ, nó cũng khích lệ quan hệ tốt đẹp giữa vợ chồng bạn.
Sử dụng quan điểm đúng lúc
Nhiều người trong chúng ta biết đến giá trị của câu nói “em nghĩ”, một kỹ thuật yêu cầu bạn phải nói về các cảm giác của bạn thay vì cách cư xử của người phối ngẫu.
Cho ví dụ, nếu người phối ngẫu của bạn thường xuyên về trễ, thay vì nói với anh ấy: “Lúc nào anh cũng về trễ, thật là không biết điều.” Bạn có thể nói như sau: “Thật khó cho em khi anh cứ về trễ bởi vì em không có kế hoạch phải chuẩn bị bữa tối như thế nào”.
Bằng cách này, bạn có thể đả động đến vấn đề mà không công kích anh ấy. Nhưng đã được cảnh báo: Không phải tất cả những phát biểu đều bắt đầu với ngôi thứ nhất là “em nghĩ”. Chiến thuật “em nghĩ” không nhất thiết rằng bạn phải nói về bản thân mình.
Nhưng nên tránh những câu phê bình như “Em nghĩ rằng anh đang kiểm soát”, hay “Em nghĩ anh đang đối xử với em giống như bà mẹ độc đoán của anh”. Trừ khi bạn đang muốn mở màn một trận tranh cãi lớn.
Đề cập những điều các bạn ngại nói đến
Nếu bạn sợ phải nghe, phải nói, nỗi lo lắng lập đi lập lại của anh ấy về việc cho mẹ của anh ấy vào nhà dưỡng lão, bạn cần đề xướng một cuộc nói chuyện. Các bạn có thể lo rằng các bạn sẽ phải mở lời nói lên những cảm xúc đã kiềm chế bấy lâu nay và phải nói về điều mà các bạn ít muốn nghe nhất, hoặc mãi mãi không muốn nghe.
Nhưng trên thực tế, anh ấy sẽ dừng lại ở vấn đề nếu bạn mời anh ấy nói với bạn về mọi thứ. Bạn không cần phải nói đến những biện pháp giải quyết hay chúc mừng anh ấy. Bạn chỉ cần biết lắng nghe, thế là đủ.
Đặt những giới hạn khi lắng nghe
Lắng nghe là một hành động hoàn toàn vị tha. Đó là một món quà quý giá nhất mà chúng ta trao tặng cho người phối ngẫu của chúng ta. Và tất cả chúng ta đều nên thực hiện thêm những hành động như thế. Nhưng đôi khi bạn vẫn nên đặt ra một giới hạn.
Chẳng hạn nếu chồng bạn đang mải mê nói về những chuyện khi hai bạn đi nghỉ mát vào lúc bạn đang làm bếp cho bữa tối, giám sát các con làm bài tập ở nhà và xem các tin tức, bạn cần sự tập trung. Trong trường hợp đó, bạn phải nói: “Em không thể nghe chuyện này được bây giờ. Em còn phải nấu bếp!” Nếu nói như vậy không ăn thua. Bạn cần một câu dàn xếp nhanh và nhỏ nhẹ, qua đó bạn nói rõ rằng bạn sẽ nghe sau, chứ không phải lúc này.
Nhắc lại những lời khen thuở ban đầu
Không có gì sai khi bạn nói: “Anh thật tuyệt vời. Em yêu anh”. Điều đó vẫn chưa đủ. Trong những ngày đầu của mối quan hệ, có lẽ bạn sẽ phát hiện thấy nhiều phẩm chất lý tưởng nơi người yêu của mình: tài ăn nói khôi hài hoặc tính hiếu khách.
Khi đã sống với nhau lâu ngày, người ta càng ít lưu ý đến những ưu điểm của lẫn nhau. Bạn hãy tìm cách tự khơi gợi lại những ưu điểm khiến bạn từng ngưỡng mộ anh ấy vào thuở ban đầu, và bây giờ hãy nhắc lại những lời khen mà lâu ngày vợ chồng bạn đã lãng quên đó.
Biết tự kiềm chế
Tất cả chúng ta cần phải tự kiểm soát nhiều hơn tác phong của chúng ta. Chẳng hạn như, nếu nhà bạn bỗng nhiên có một vị khách rất uy tín đến nghỉ lại qua đêm ở nhà bạn, các bạn dọn một chiếc giường cho người ấy ngủ ở gần chiếc giường của vợ chồng bạn.
Các bạn phải hành xử khác đi so với thói quen hay khắc khẩu nhau hàng ngày. Vợ chồng cư xử, nói năng với nhau cần phải biết tiết chế, lịch sự. Bạn thử tưởng tượng mà xem, khi người khách khốn khổ nọ nằm ở gần đó và phải nghe hết đủ thứ chuyện lục đục vợ chồng bạn lôi ra cãi cọ, đấu khẩu với nhau suốt đêm.
Đừng chờ đợi các chuyên gia tư vấn
Không đợi đến lúc một nhà tư vấn hạnh phúc gia đình đưa ra những lời khuyên bảo vệ hạnh phúc hôn nhân. Mỗi người trong chúng ta đều biết có một vài điều chúng ta có thể làm để cho người bạn đời của chúng ta được hạnh phúc hơn: hãy lau rửa sạch chiếc xe của anh ấy đang sử dụng, hãy chăm sóc cho anh ấy trước khi các con thức dậy, ủi quần áo cho anh ấy hoặc làm bất cứ điều gì khiến anh ấy thực sự vui thích, bạn hãy thực hiện ngay những điều gợi ý như vậy nhé.