Những điều đặc biệt về ga đường sắt cao tốc sâu nhất thế giới

GD&TĐ - Ga Trường thành Bát Đạt Lĩnh nằm ở độ sâu 102 mét, bên dưới Vạn lý Trường Thành, được coi là ga đường sắt cao tốc dưới lòng đất sâu và rộng nhất thế giới.

Bắt đầu vào năm 2016, quá trình xây dựng đường hầm và nhà ga hoàn thành sau 3 năm. Ảnh: Getty Images
Bắt đầu vào năm 2016, quá trình xây dựng đường hầm và nhà ga hoàn thành sau 3 năm. Ảnh: Getty Images

Tuyến đường sắt có một không hai dưới Vạn Lý Trường Thành

Góp phần vào sự thành công của Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, tàu cao tốc tự lái đầu tiên trên thế giới đã đi vào hoạt động, vận chuyển các vận động viên và nhà chức trách giữa hai thành phố chính tổ chức thi đấu trên tuyến đường sắt liên thành phố Bắc Kinh - Trương Gia Khấu.

Chỉ riêng tàu viên đạn có thể tự lái đã là điều đặc biệt. Nhưng một phần hành trình dài 56 phút còn chạy xuyên qua một kỳ quan kỹ thuật khác là ga Trường thành Bát Đạt Lĩnh.

Hoàn thành vào năm 2019, nhà ga nằm cách lối vào Bát Đại Lĩnh, phần nổi tiếng nhất của bức tường có tuổi đời nhiều thế kỷ. Để bảo vệ di tích mang tính biểu tượng khỏi bị hư hại cấu trúc, tuyến đường sắt và nhà ga đã được xây dựng sâu dưới lòng đất.

Nằm ở độ sâu 102 mét và bao phủ diện tích hơn 36.000 m2, công trình 3 tầng này là ga đường sắt cao tốc dưới lòng đất sâu và rộng nhất thế giới.

Ga Trường thành Bát Đạt Lĩnh nằm ở độ sâu 102 mét bên dưới Vạn lý Trường Thành được coi là ga đường sắt cao tốc dưới lòng đất sâu và rộng nhất thế giới. Ảnh: Getty Images

Ga Trường thành Bát Đạt Lĩnh nằm ở độ sâu 102 mét bên dưới Vạn lý Trường Thành được coi là ga đường sắt cao tốc dưới lòng đất sâu và rộng nhất thế giới. Ảnh: Getty Images

Việc xây dựng một nhà ga phức tạp như vậy, bao gồm một hệ thống đường hầm dài 12 km, bên dưới một Di sản Thế giới không phải nhiệm vụ dễ dàng. Các kỹ sư đã sử dụng một thiết bị nổ điện tử để xác định thời gian chính xác của chất nổ đến từng mili giây. 

Đây là lần đầu tiên công nghệ này được sử dụng ở Trung Quốc và cho phép công nhân duy trì tốc độ rung dưới 0,2 cm/giây. Điều đó có nghĩa là mọi vụ nổ đều được tính toán chính xác để đảm bảo tác động sẽ không mạnh hơn một bước chân lên Vạn Lý Trường Thành.

Công nghệ hiện đại

Bắt đầu vào năm 2016, quá trình xây dựng đường hầm và nhà ga hoàn thành sau 3 năm. Đường sắt cao tốc rút ngắn thời gian di chuyển từ thủ đô Bắc Kinh tới Trường thành Bát Đạt Lĩnh từ khoảng 1,5 giờ (hoặc lâu hơn nếu tắc nghẽn giao thông) xuống còn 27 phút. 

Nhà ga chỉ cách ga cáp treo Trường thành vài phút đi đường và cách điểm khởi đầu Trường thành Bát Đạt Lĩnh khoảng 800 mét. Đây cũng là nơi đặt thang máy dài thứ hai ở Trung Quốc, dài 88 mét và cao 42 mét.
Do khoảng cách tới sân ga, cổng nhà ga đóng 12 phút trước khi khởi hành chuyến tàu cuối cùng thay vì 5 phút như ở các nhà ga khác tại Trung Quốc nhằm đảm bảo hành khách có đủ thời gian đi qua nhà ga rộng lớn.
Vận hành trên tuyến đường sắt Bắc Kinh-Trương Gia Khẩu dài 173 km là tàu điện cao tốc (EMU) Fuxing thuộc sở hữu của Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc. Chính thức ra mắt vào đầu tháng 1 vừa qua, tàu có thể chạy với tốc độ lên đến 350 km/giờ và cắt giảm thời gian di chuyển giữa hai trong số các thành phố đăng cai Thế vận hội mùa đông 2022 từ 3 giờ xuống còn 56 phút.

Tàu có thể tự khởi hành, dừng và điều chỉnh theo những giới hạn tốc độ khác nhau giữa các ga. Ảnh: Getty Images

Tàu có thể tự khởi hành, dừng và điều chỉnh theo những giới hạn tốc độ khác nhau giữa các ga. Ảnh: Getty Images

Dù tàu cao tốc chạy tự động, một tài xế theo dõi luôn túc trực mọi lúc. Tàu có thể tự khởi hành, dừng và điều chỉnh theo những giới hạn tốc độ khác nhau giữa các ga. 8 toa của tàu trang bị tín hiệu 5G, hệ thống đèn thông minh và 2.718 cảm biến để thu thập dữ liệu thời gian thực và phát hiện bất kỳ sự cố nào trong khi vận hành. 

Toa đặc biệt được thiết kế theo như cầu của các vận động viên. Ví dụ, một số toa có khu vực chứa đồ lớn hơn để đặt dụng cụ thể thao mùa đông, có thể sử dụng thông qua quy trình quét mã QR.

Ngoài tuyến đường sắt chính, còn có hai nhánh là Diên Khánh và Sùng Lễ, kết nối hành khách đến hai ngôi làng vận động viên của Thế vận hội mùa đông 2022.

Hệ thống quản lý vòng kín 55 ngày, bắt đầu từ ngày 21/1, đã được triển khai để những người tham dự Thế vận hội mùa đông 2022 không cần đi chung toa tàu với những hành khách khác trên tuyến. 

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.