Những điều cực độc chỉ có ở kỳ thi đại học khốc liệt của Trung Quốc

Hàng năm, cứ vào giữa tháng 6, tâm điểm của cả đất nước Trung Quốc lại hướng tới kỳ thi đại học mà được ví như một cuộc di dân lớn tại đất nước hơn 1 tỷ người này.

Gaokao là kì thi quan trọng với tất cả học sinh tại Trung Quốc.
Gaokao là kì thi quan trọng với tất cả học sinh tại Trung Quốc.

Cũng như các học sinh Việt Nam 12 năm đèn sách chỉ mong chờ vào vài ngày thi đại học, học sinh trên khắp đất nước Trung Quốc cũng hy vọng có thể bước vào cánh cổng trường đại học để thay đổi cuộc đời. Tại quốc gia mà áp lực học tập luôn đè nặng lên vai con trẻ, việc không đỗ đại học được coi là một thất bại lớn trong cuộc đời.

Tuy nhiên, Gaokao không chỉ là một kỳ thi đại học thông thường khi mỗi năm, có tới hơn 9 triệu học sinh tốt nghiệp phổ thông tham dự. Con số đông kỷ lục này đã tạo ra nhiều cảnh tượng đặc biệt mà chỉ có thể thấy ở Trung Quốc.

Các em học sinh sẽ phải thi các môn như tiếng trung, toán, tiếng anh và các môn khoa học xã hội khác, tùy vào trường và lựa chọn ngành của bản thân. Đây là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời không chỉ các em học sinh mà toàn thể gia đình.

Gian lận sẽ bị ngồi tù

Gaokao được đánh giá là một trong những kỳ thi nghiêm ngặt trên thế giới khi các thí sinh sẽ phải trải qua các phần kiểm tra gắt gao như nhận diện khuôn mặt, xác nhận vân tay, quét cơ thể qua thiết bị phát hiện kim loại. Phòng thi của các em cũng được cách sóng âm để không thiết bị thu phát nào có thể hoạt động được.

Năm nay cũng là năm đầu tiên mà các trường hợp gian lận thi cử sẽ bị phạt tù từ 3-7 năm. Có thể nói, đây là một trong những biện pháp mạnh tay trong một kỳ thi, không chỉ tại riêng Trung Quốc mà trong toàn khu vực.

Các biện pháp chống gian lận được sử dụng hiệu quả.
Các biện pháp chống gian lận được sử dụng hiệu quả. 

"Vú em" Gaokao

Chính xác thì họ là những gia sư cho các sĩ tử trước mùa thi. Tuy nhiên, thay vì chỉ tới dạy vài tiếng một ngày, các "vú em" này sẽ phải túc trực bên các thí sinh gần như cả ngày trời.

Các "vú em" chuyên nghiệp thường là các sinh viên có kết quả học tập rất tốt. Họ sẽ chuyển tới sống cùng các học sinh trước kì thi. Zhao Yang, một sinh viên năm nhất tại đại học Thượng Hải được trả mỗi ngày khoảng 45$ (gần 1 triệu đồng) để trao đổi bài vở và thức cùng học sinh trong thời gian ôn thi.

Với nhiều người, việc ôn luyện trước kì thi rất tốn kém. Do vậy, không phải ai cũng có điều kiện để thuê người hướng dẫn như vậy mỗi ngày. Ngoài ra, nhiều trung tâm tư vấn cho hay rằng nhiều "vú em" chỉ có khả năng dạy học chứ không biết nấu nướng hay dọn dẹp. Các bậc phụ huynh muốn tìm người lo cho con cái từ A - Z.

Các em học sinh muốn có người theo sát trong thời gian ôn thi đầy căng thẳng.
Các em học sinh muốn có người theo sát trong thời gian ôn thi đầy căng thẳng. 

Phòng khách sạn điểm cao

Để tiết kiệm thời gian di chuyển tới các trung tâm luyện thi, các bậc phụ huynh quyết định thuê khách sạn cho con em mình.

Nắm bắt được nhu cầu của học sinh, nhiều khách sạn đã tung ra các gói phòng Gaokao cho học sinh. Giá phòng có thể lên tới 7 triệu/1 đêm tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tuy có cái mức giá cao như vậy, nhiều phòng đã được đặt kín từ trước kì thi do các bậc phụ huynh tin rằng, ở những phòng này thì con họ sẽ làm bài tốt.

Một nhân viên tại khách sạn Hanting Epxress Bắc Kinh chia sẻ rằng gần đây, số người đặt phòng quá đông và gần như không có phòng cho các khách lẻ.

Taxi chuyên dụng cho Gaokao

Tại nhiều thành phố Trung Quốc, nhiều xe taxi được trang bị các biển báo màu vàng. Các xe có phù hiệu này sẽ được quyền ưu tiên khi chở thí sinh tới trường thi.

Một công ty taxi tại Phúc Kiến còn cung cấp các chuyến xe taxi miễn phí cho thí sinh thi đại học. Tại Thượng Hải, hơn 1000 taxi Gaokao đã được đặt kín chỉ trong 6 giờ.

Taxi chuyên dụng chở học sinh tới địa điểm thi.
Taxi chuyên dụng chở học sinh tới địa điểm thi. 

Nhà máy "sản xuất" sĩ tử Gaokao

Maotanchang được coi là nơi luyện thi Gaokao tốt nhất tại Trung Quốc. Có khoảng 20,000 học sinh, gấp 4 lần dân số của thành phố, đến đây mỗi năm để tham dự khóa luyện thi tại trường trung học phổ thông Maotanchang, An Huy.

Số tiền phải chi trả cho một khóa học cũng không rẻ, lên tới hơn 170 triệu đồng. Học sinh tới đây không được phép sử dụng điện thoại và máy tính. Khu vực ký túc xá cũng được thiết kế đặc biệt chỉ để tập trung cho việc học. Không hề có một dịch vụ giải trí nào trong thành phố và học sinh không có lựa chọn nào khác khi tới đây, ngoài học.

Các lớp luyện thi luôn đông nghẹt người.
Các lớp luyện thi luôn đông nghẹt người. 

Xé sách để giảm stress

Tại Trung Quốc, đó là một "truyền thống" có thật khi các học sinh xé sách trước kì thi để giảm stress. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc mới đây đã ban lệnh cấm hành động này và yêu cầu học sinh tìm các cách xả stress "lành mạnh" hơn.

Ngoài ra, các em còn lựa chọn các hình thức khác để giảm stress như "trận chiến dưa hấu" hay giẫm bóng bay.

Có nhiều cách để các em có thể giảm stress của kì thi đại học.
  Có nhiều cách để các em có thể giảm stress của kì thi đại học.

Nhận được sự quan tâm của nhiều người nổi tiếng

Kì thi Gaokao được đánh giá là rất quan trọng với học sinh Trung Quốc nên nhận được sự quan tâm của nhiều người nổi tiếng. Mới đây, nhà vật lý học Stephen Hawking đã post trên trang Weibo của mình lời chúc dành cho các em học sinh.

Không chỉ vậy, nhóm nhạc Hàn Quốc đình đám EXO cũng gửi lời động viên tới toàn thể các em học sinh sẽ tham dự kì thi Gaokao. Có lẽ với nhiều em, đây mới là những nguồn động viên thiết thực nhất khi lượng fan tới từ Trung Quốc của nhóm nhạc này là rất lớn.

Lời động viên của nhà vật lý học nổi tiếng Stephen Hawking tới các thí sinh Trung Quốc chuẩn bị bước vào kì thi đại học.
 Lời động viên của nhà vật lý học nổi tiếng Stephen Hawking tới các thí sinh Trung Quốc chuẩn bị bước vào kì thi đại học.
Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trích đoạn kinh điển 'Lý trưởng - mẹ Đốp' trong vở chèo cổ 'Quan Âm Thị Kính' biểu diễn tại sự kiện 'Phi hề bất thành chèo'. Ảnh: BTC.

'Phi hề bất thành chèo'

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Mercury (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức talkshow và biểu diễn nghệ thuật 'Phi hề bất thành chèo' tại Nhà hát Chèo Việt Nam.