Những điều cần biết về biến thể Omicron

GD&TĐ - Biến thể Omicron (biến thể B.1.1.529) đang lây lan rất nhanh tại Nam Phi, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần đã trực tiếp xóa sổ làn sóng dịch do chủng Delta gây ra từ tháng 2/2021 đến nay tại nước này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

WHO dán nhãn Omicron là “biến thể cần quan tâm”

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi Omicron là biến thể Covid-19 đáng quan tâm mới nhất. Omicron lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi hôm 24/11 nhưng cũng đã được tìm thấy ở Bỉ, Botswana, Đức, Hong Kong (Trung Quốc), Israel, Italia, Czech và Vương quốc Anh... có nghĩa là biến thể đã lan rộng nhanh chóng.

Chỉ mới 15 ngày từ lần đầu tiên biến thể B.1.1.529 (biến thể Omicron) được ghi nhận qua giải trình tự gen, biến thể này lan rộng tại châu Phi, đẩy số ca tăng nhanh đến kỷ lục và làm cho tất cả các nhà khoa học trên thế giới phải quan ngại vì mức độ nguy hiểm.

WHO cũng đã phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp trong ngày thứ sáu, 26/11 để thảo luận trực tiếp về biến thể này. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu xem vì sao biến thể B.1.1.529 đáng quan ngại đến như vậy, và liệu chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn sự xuất hiện và lan rộng của chúng tại Việt Nam.

Mặc dù các nhà khoa học sẽ mất vài tuần để hiểu về biến thể Omicron, bao gồm cả tốc độ lây lan và mức độ nghiêm trong khi lây nhiễm, song WHO đã dán nhãn Omicron là “biến thể cần quan tâm”, có nghĩa là nó có thể lây lan nhiều hơn, độc lực hơn hoặc có thể kháng những loại vắc xin mà thế giới đã sử dụng.

Chuyên gia nói gì về biến thể Omicron?

Thông tin thêm về biến thể mới chắc chắn sẽ xuất hiện trong những ngày và tuần tới, nhưng dưới đây là những gì các chuyên gia đang nói cho đến nay.

Bằng chứng ban đầu cho thấy, biến thể Omicron rất dễ lây lan, có thể nhiều hơn biến thể Delta. Với hơn 30 đột biến trên protein gai, Omicron có thể dễ lây hơn và có nhiều cơ chế hơn để tránh miễn dịch đã được tạo ra bởi vắc xin hoặc lây nhiễm trước đó.

Theo người đứng đầu Hiệp hội Y tế Nam Phi, Tiến sĩ Angelique Coetzee cho biết, đến nay các trường hợp biến thể này chủ yếu xuất hiện ở những người trẻ tuổi, khiến họ kiệt sức và đau nhức cơ thể.

“Chúng tôi không nói về những bệnh nhân có thể đến thẳng bệnh viện và nhập viện” - bà nói với BBC.

So với đỉnh đại dịch, các ca bệnh ở Nam Phi hiện nay tương đối thấp. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể về số ca nhiễm mới: Vào ngày 26/11, Nam Phi đã báo cáo 2.828 ca nhiễm Covid-19 mới, với 90% trong số đó có khả năng do biến thể Omicron gây ra - theo AP.

Nguồn: TTXVN.
Nguồn: TTXVN.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh trải nghiệm ngành học tại ngày hội tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp - Ngày Mở lần thứ 18 do Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tổ chức. Ảnh: V.T

Thử làm sinh viên trước khi chọn trường

GD&TĐ - Nhiều trường ĐH khởi động chương trình tư vấn tuyển sinh 2025 bằng các ngày hội, cho học sinh THPT tham quan trực tiếp khuôn viên và cơ sở vật chất.

Điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể những năm gần đây. Ảnh minh họa: INT

Tích hợp hệ thống năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Kết hợp năng lượng mặt trời và gió giúp hệ thống điện ổn định hơn, hiệu suất cao hơn. Hệ thống phù hợp để ứng dụng vào điện mặt trời mái nhà.