Những điện thoại làm thay đổi thế giới

Không chỉ Nokia, các hãng điện thoại như Motorola, BlackBerry hay Apple cũng là những cái tên góp phần làm thế giới điện thoại thay đổi bằng rất nhiều sản phẩm ấn tượng.

Những điện thoại làm thay đổi thế giới

Motorola DynaTAC 8000X (1984)

Mẫu điện thoại này được xem là “ông tổ của các loại điện thoại” bởi trước đó không hề có một sản phẩm nào có chức năng nghe gọi giống Motorola DynaTAC 8000X.

Máy được nghiên cứu từ 1968 và đến năm 1983 mới hoàn thành. Khi ra mắt năm 1984, nó có kích thước cồng kềnh 33 x 4,5 x 9 cm, nặng tới 0,8 kg và giá bán lên tới 4.000 USD.

Những điện thoại làm thay đổi thế giới

IBM Simon (1994)

Được xem là smartphone đầu tiên trên thế giới, IBM Simon được trang bị các tính năng hiện đại nhất thời bấy giờ như gửi email, chạy ứng dụng và kết nối với máy fax. Đã có hơn 50.000 sản phẩm được bán ra tại Mỹ, dù giá của nó không hề rẻ (899 USD).

Những điện thoại làm thay đổi thế giới

Motorola StarTAC (1996)

Đây là chiếc điện thoại nổi tiếng của Motorola, được xem là sản phẩm mỏng nhẹ nhất, cũng là sản phẩm có thiết kế dạng vỏ sò đầu tiên trên thế giới. Hiện nay, StarTAC vẫn được rất nhiều nhà sưu tầm đồ cổ săn lùng.

Những điện thoại làm thay đổi thế giới

Ericsson R380 (2000)

Nếu IBM Simon bị giới hạn tại thị trường Mỹ, Ericsson R380 lại được phổ biến trên toàn thế giới. Máy có màn hình đen trắng dạng cảm ứng, đi kèm bàn phím vật lý, có thể thực hiện các chức năng như nhận email, fax…

Những điện thoại làm thay đổi thế giới

Handspring Treo 180 (2002)

Trước 2002, PDA (thiết bị trợ giúp cá nhân kỹ thuật số) được ưa chuộng nhờ có tính di động cao. Tuy nhiên, những sản phẩm này không hỗ trợ đàm thoại. Handspring Treo 180 là PDA đầu tiên làm được điều đó. Ngoài ra, máy còn có thể kết nối Internet và gửi email.

Những điện thoại làm thay đổi thế giới

BlackBerry 7230 (2003)

BlackBerry 7230 ấn tượng với màn hình màu và nhiều chức năng thời thượng. Thiết bị của RIM (tên cũ của BlackBerry) có thể truy cập Internet cũng như gửi và nhận email. Thiết kế siêu bền cũng là ưu điểm của chiếc điện thoại này.

Những điện thoại làm thay đổi thế giới

Motorola Razr V3 (2004)

Với thiết kế dạng gập với các đường nét thanh, mảnh bắt mắt, chiếc điện thoại này là một trong những sản phẩm mang lại thành công nhất không chỉ cho Motorola mà còn mang tầm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường di động. Motorola Razr V3 đã bán được 130 triệu chiếc, trở thành điện thoại màn hình gập bán chạy nhất thế giới.

Những điện thoại làm thay đổi thế giới

Siemens M65 (2005)

Điểm nổi bật nhất ở M65 là thiết kế "hầm hố", khả năng chịu va đập và ngăn chặn bụi, nước đạt tiêu chuẩn IP54. Máy có camera VGA, được hỗ trợ WAP 2.0 cho phép truy cập Internet với bộ nhớ đệm 1,5 MB, tin nhắn MMS và có chương trình biên tập ảnh.

Những điện thoại làm thay đổi thế giới

iPhone 2G (2007)

Trước khi chiếc smartphone này ra mắt, thị trường di động chỉ “quanh quẩn” ở một số tính năng chưa được hoàn thiện và xem nhẹ ứng dụng di động. Tuy nhiên, sau khi iPhone 2G ra đời, ngành công nghiệp di động đã thay đổi chóng mặt. Các chuyên gia đánh giá, nếu không có smartphone của Apple, có thể ngành công nghiệp di động chưa thể có được bước tiến lớn như ngày nay.

Những điện thoại làm thay đổi thế giới

Samsung Galaxy SII (2011)

Phải 4 năm sau ngày iPhone ra mắt, Samsung mới có một thiết bị đủ khả năng cạnh tranh với smartphone này, đó là Galaxy SII. Ưu điểm của sản phẩm là thiết kế đơn giản, mỏng manh (8,49 mm) nhưng mang tới hiệu suất vượt trội so với các đối thủ nhờ cấu hình mạnh và hệ điều hành Android được tối ưu. Galaxy SII đã đạt doanh số 40 triệu chiếc sau 2 năm bán ra.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.