Những địa điểm nào đang bị phong tỏa tại TP Hồ Chí Minh?

GD&TĐ - Nhiều địa điểm tại TP Hồ Chí Minh bị phong tỏa vì có 30 ca nghi mắc COVID-19 có liên quan đến ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tính đến tối 8/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện Thành phố đã có 30 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại 7 quận, huyện nên đã nâng mức cảnh báo dịch lên cấp cao nhất.

Ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 đối với các trường hợp, ngành y tế TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với các ngành chức năng phong tỏa tạm thời 14 địa điểm liên quan đến các ca nghi nhiễm này.

Tại những địa điểm có các ca mắc, cơ quan chức năng đã phong tỏa, thực hiện cách ly y tế và lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan. 

Các địa điểm đang tiến hành phong tỏa tại TP Hồ Chí Minh bao gồm:

  1. Khu phố 4, phường Trung Mỹ Tây, quận 12.
  2. Đường Thạnh Lộc 48, phường Thạnh Lộc, quận 12.
  3. Đường Thạnh Lộc 04, phường Thạnh Lộc, quận 12.
  4. Khu phố 7, phường Hiệp Thành, quận 12.
  5. Khu phố 5, Nguyễn Văn Cự, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân.
  6. Đường Nguyễn Thị Tú, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
  7. Hẻm 480, đường Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh.
  8. Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, quận Bình Thạnh.
  9. Chung cư Felix Homes 44 Nguyễn Văn Dung, phường 6, quận Gò Vấp.
  10. Trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ, phường 6, quận Gò Vấp.
  11. Đường Nguyễn Phúc Chu, phường 15, quận Tân Bình.
  12. Đường Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1.
  13. Hẻm 441, đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, thành phốThủ Đức.
  14. Số 146 Tây Hòa, phường Phước Long A, thành phố Thủ Đức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kén tằm chứa hoạt chất sinh học quý giá.

Chiết xuất từ kén tằm giúp làm đẹp và trị bệnh

GD&TĐ - Lần đầu tiên tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Cần Thơ đã chiết xuất thành công fibroin - loại protein quý từ kén tằm Đà Lạt - và phát triển hệ vi hạt fibroin có khả năng tương thích sinh học cao.

Minh họa/INT

Tổng tỷ suất sinh giảm nghiêm trọng

GD&TĐ - Theo Bộ Y tế, tổng tỷ suất sinh của Việt Nam giảm thấp nhất trong lịch sử. Dự báo, tổng tỷ suất sinh sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.