Phim “người lớn” trên biển quảng cáo điện tử
Tình huống khác thường này xảy ra tại Auckland (New Zealand). Các hacker đã bẻ khóa an ninh một cửa hàng bán quần áo thể thao và truy cập được vào hệ thống điều khiển biển quảng cáo điện tử (billboard) đặt trước cửa hàng.
Suốt mấy tiếng đồng hồ, các hacker đã chiếu… phim “người lớn” trên biển quảng cáo điện tử này.
Kiểu tấn công điều khiển học giống như trên cũng đã diễn ra tại Jakarta (Indonesia), trong đó các hacker Indonesia bẻ khóa mật mã và truy cập vào hệ thống điều khiển billboard ở đối diện tòa thị chính.
Những kẻ thích bông đùa ác ý đã quyết định sử dụng bảng quảng cáo này để chiếu phim “người lớn”. Tuy nhiên chỉ sau 5 phút, các chuyên gia đã tắt được màn hình quảng cáo đó.
Phim “người lớn” trên bảng quảng cáo billboard. |
Chương trình truyền hình trực tiếp Eurovision bị gián đoạn
“Cảnh báo: Nguy cơ tên lửa tấn công. Yêu cầu mọi người tìm chỗ trú ẩn”; “Israel không an toàn. Mọi người mở mắt ra mà xem!”… Khán giả chương trình truyền hình trực tiếp vòng bán kết Cuộc thi Tiếng hát Truyền hình châu Âu (Eurovision Song Contest - gọi tắt là Eurovision) ở Tel Aviv (Israel) có thể nhìn thấy những thông điệp như vậy trên màn ảnh nhỏ.
Trong một vài phút, trang web của nhà tổ chức Cuộc thi đã bị chiếm đoạt. Thủ phạm được cho là các hacker Palestine.
Theo cổng thông tin điện tử rt.com, cuộc tấn công điều khiển học này có nền tảng chính trị và có liên quan đến làn sóng bạo lực gần đây giữa Israel và Palestine.
Báo động giả về khủng long tấn công khiến nhiều người hoảng loạn. |
Khủng long Godzilla tấn công
Ngày càng có nhiều thiết bị điện tử được liên kết với nhau, vì thế khả năng tấn công điều khiển học một số thiết bị càng lớn. Đó là trường hợp bảng quảng cáo điện tử bị hacker chiếm đoạt tại San Francisco (Mỹ).
Các hacker đã cho hiển thị dòng chữ “Khủng long Godzilla tấn công” trên bảng điện tử. May mắn là không có tai nạn nào xảy ra với sự tham gia của Godzilla - quái vật truyện tranh!
Tấn công tên lửa vào thành phố
Sự kiện này còn đọng lại lâu trong ký ức của gia đình Lyons ở Bắc California (Mỹ). Vào tháng Một năm nay, các thành viên trong gia đình này đột nhiên nghe thấy camera theo dõi nhà phát ra tiếng kêu cảnh báo về tấn công tên lửa trên thành phố (đây là tiếng kêu báo động được cài đặt trước cho camera thông minh trong trường hợp camera phát hiện tên lửa tấn công). Cả gia đình rơi vào hoảng loạn và nghĩ đó là “ngày tận thế”.
Hóa ra, tất cả là trò nghịch ngợm ác ý của một nhóm hacker.
“Tiền chuộc” lạ kỳ
Một số hacker có mục đích tống tiền nạn nhân; nhưng cũng có một số hacker khác, thay vì đòi tiền chuộc, chỉ muốn nhìn thấy nạn nhân khỏa thân.
Vào tháng 9/2017, mã độc tống tiền có tên là nRansom đã phong tỏa máy tính của nhiều người; đồng thời hứa hẹn giải tỏa sau khi nạn nhân gửi 10 tấm ảnh chụp khỏa thân.
Sau khi tội phạm điều khiển học xác định những bức ảnh đó thuộc về những nạn nhân cụ thể nào, chúng gửi mã để nạn nhân giải tỏa máy tính. Điều đáng chú ý là mã giải tỏa rất đơn giản: chỉ cần nhập các con số “12345”.
Nhiều hacker lợi dụng không gian điều khiển học để đùa cợt một cách ác ý. |