Những công nghệ quân sự vượt xa trí tưởng tượng loài người của Nga

Là một trong số các cường quốc về quân sự, Nga hay Liên Xô trước đây luôn có những sản phẩm vượt xa mọi sự tưởng tượng của nhân loại.

Những công nghệ quân sự vượt xa trí tưởng tượng loài người của Nga
1. Tàu đổ bộ đệm khí khổng lồ

Zubr là loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới với lượng giãn nước toàn tải tới 555 tấn. Zubr có thể mang theo 3 xe tăng chiến đấu chủ lực với tổng tải trọng 150 tấn.
Tàu đổ bộ đệm khí khổng lồ Zubr của Nga
Tàu đổ bộ đệm khí khổng lồ Zubr của Nga
Ngoài ra, Zubr có thể chở theo 10 xe bọc thép chở quân dòng BTR hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh BMP-2. Trong cấu hình vận chuyển khác, Zubr có thể mang theo 8 xe tăng lội nước PT-76 hoặc 360 binh lính với đầy đủ trang bị.

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr có cơ chế hoạt động rất đặc biệt. Người ta trang bị cho nó 5 động cơ tuabin khí trong đó có 2 động cơ làm nhiệm vụ tạo ra một lớp đệm không khí bên dưới đáy tàu và 3 động cơ đẩy tàu di chuyển.

Khi động cơ hoạt động, nó tạo ra một lớp đệm không khí nâng toàn bộ thân tàu lên khỏi mặt nước. Lớp đệm này giúp tàu đổ bộ Zubr lướt trên mặt nước với tốc độ tối đa tới 60 hải lý/ giờ (108 km/h), tốc độ hành trình 55 hải lý/giờ (99 km/h).

2. Robot phòng không trên biển Palma

Palma là tổ hợp pháo phòng không tự động, 2 súng 6 nòng x 30 mm (1,2 in) Gatling loại AO-18 hoặc GSh-6-30 có tốc độ bắn là 10.000 viên/phút. Tầm bắn hiệu quả lên đến 4.000 m với cơ số đạn dự trữ 4.000 viên.
Robot phòng không trên biển Palma
Robot phòng không trên biển Palma
Nguyên tắc hoạt động của các loại pháo phòng không tự động cỡ nòng từ 20 đến 30 mm là tốc độ bắn và độ chính xác rất cao, có độ tản mát đầu đạn rất thấp, tiêu diệt mục tiêu dựa trên tốc độ đầu đạn xuyên giáp và độ chụm của đạn.
Tổ hợp pháo phòng không - tên lửa Palma bao gồm pháo phòng không tự động AK - 630M1-2 và tên lửa phòng không tầm gần Sosna là sự kết hợp pháo - tên lửa nhằm tăng hiệu quả phòng không ở mức cao nhất.

3. "Đại bàng vàng" cánh ngược Su-47

"Đại bàng vàng cánh ngược" Su-47 Berkut có lẽ là chiếc tiêm kích cánh ngược nổi tiếng nhất thế giới, đây được cho là nguyên mẫu thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ 5 đầu tiên của Nga. S-37 (tên gọi ban đầu của Su-47) cất cánh vào tháng 9/1997.
Đại bàng vàng cánh ngược Su-47
"Đại bàng vàng" cánh ngược Su-47
Su-47 vượt trội rất nhiều thiết kế trước đó, những tiến bộ trong công nghệ vật liệu và công nghệ thông tin đã củng cố tính khả thi của dự án.

Su-47 có tính cơ động rất cao ở tốc độ siêu thanh, cho phép nó thay đổi góc tấn công và đường bay nhanh chóng trong khi vẫn giữ được tính năng thao diễn ở tốc độ siêu thanh.
Các tỷ lệ quay tối đa, và các giới hạn tốc độ không khí trên và dưới cho việc khai hỏa vũ khí, là những yếu tố quan trọng trong việc giành ưu thế trên không.

4. "Quái vật biển Caspian"

Đó là chiếc Ekranoplane lớp Lun, mà NATO gọi là "Quái vật biển Caspian", mặc dù nó không được chế tạo hàng loạt.

Chỉ có một chiếc duy nhất được sản xuất với mã hiệu MD-160, nhưng nó "về hưu" vào cuối những năm 1990 và hiện vẫn được đặt tại căn cứ hải quân ở Kaspiysk.
Quái vật biển Caspian
"Quái vật biển Caspian"
Sải cánh của Ekranoplan lớp Lun có lớn hơn chiều rộng sân bóng đá và được thiết kế với những ứng dụng công nghệ tiên tiến mà thế giới chưa từng được biết đến. 8 tubin cánh quạt tạo của nó tạo ra lực đẩy tương đương khoảng 13.000kg mỗi chiếc, nhiều hơn lực đẩy của động cơ máy bay F-35 (Mỹ) hiện nay.

Đặc biệt, thân máy bay có 2 tầng nên tạo ra sức chứa lớn, được thiết kế theo kiểu "thuyền bay" nhằm giảm ma sát và tạo lực khi cất cánh.

Ekranoplan lớp Lun được trang bị 6 tên lửa dẫn đường Moskit P-270, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, "siêu chiến đấu cơ" này cũng được trang bị tên lửa chống ngầm và chống tàu nổi, ở trên thân máy bay.

Với thiết kế như trên, Ekranoplan có thể lướt trên mặt nước như một con chim biển. Vì vậy, nó có thể tránh được sự phát hiện của radar đối phương và khi phát hiện ra thì cũng đã quá muộn.

5. Trực thăng lớn nhất thế giới

Đó là chiếc trực thăng Mil Mi-12 do cục thiết kế Mil Matxcơva sản xuất cuối những năm 1960.
Trực thăng lớn nhất thế giới Mi-12
Trực thăng lớn nhất thế giới Mi-12
Trực thăng Mil Mi-12 dài tới 37m, cao 12,50m, trọng lượng cất cánh tối đa 105 tấn. Trong ảnh là khoang chứa hàng máy bay dài 28,15m, rộng 4,4m, cao 4,4m, tải trọng tối đa 40,2 tấn (trong khi của Mi-26 là 20 tấn).

Mil Mi-12 trang bị 4 động cơ tuốc bin trục Soloview D-25VF cho phép đạt tốc độ tối đa 260km/h, tầm bay 500km, trần bay 3.500m.
Thay vì bố trí động cơ ngay trên đỉnh máy bay thì để nâng "quái vật" 105 tấn, người ta phải thiết kế thành 2 cánh lớn như máy bay cánh bằng, ở đầu mút cánh lắp 2 động cơ và 1 cánh quạt 5 lá.
Theo vtc.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ