Những chuyển đổi kiến tạo di sản ngân hàng thế giới của 'người tiên phong'

GD&TĐ- Không chỉ nổi tiếng với việc hiện đại hóa ngành tài chính - ngân hàng, gia tộc Medici còn là nhà tài trợ lớn cho lĩnh vực nghệ thuật và kiến trúc.

Những chuyển đổi kiến tạo di sản ngân hàng thế giới của 'người tiên phong'

Gia tộc ngân hàng lừng danh đưa Florence trở thành trung tâm văn hóa Châu Âu

Gia tộc Medici là một gia tộc ngân hàng, đồng thời là quyền lực bao trùm lên nhiều triều đại chính trị trên toàn lục địa Châu Âu trong hàng trăm năm. Xuất thân là một gia đình thương buôn ở Tuscany (Italia), gia tộc Medici đã tiên phong thành lập ngân hàng đầu tiên năm 1348, và chính thức trở thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng năm 1397, khi mỗi vùng ở lục địa này còn sử dụng một loại tiền tệ khác nhau.

Ở đỉnh cao quyền lực của gia tộc, dễ dàng có thể tìm thấy các chi nhánh của Ngân hàng Medici trên khắp các thành phố lớn ở châu Âu. Chính nhờ việc tạo ra những tiến bộ và các giải pháp tài chính mới, gia tộc Medici đã trở thành tập đoàn tài chính – ngân hàng hùng mạnh nhất châu trong hàng trăm năm.

Chính nhờ việc tạo ra những tiến bộ và các giải pháp tài chính mới, Ngân hàng Medici đã trở thành tập đoàn hùng mạnh nhất châu Âu lúc bấy giờ, tạo ra sự thay đổi lớn cho toàn bộ ngành tài chính ngân hàng.

Bên cạnh những di sản quan trọng để lại cho ngành tài chính ngân hàng, Medici còn đặt nền móng cho sự thịnh vượng về văn hóa ở Florence. Gia tộc Medici đã đưa Florence, không chỉ là một trung tâm tài chính - ngân hàng của toàn châu Âu, mà còn trở thành cái nôi của nghệ thuật thế giới.

Không phải ngẫu nhiên mà ‘Thời kỳ hoàng kim’ của ngân hàng Medici trùng với giai đoạn quan trọng của thời kỳ Phục hưng, được gọi là Quattrocento (thuật ngữ tiếng Ý có nghĩa là ‘những năm 1400’). Gia tộc Medici không tiếc tiền bảo trợ cho cả các triết gia lẫn những danh gia văn chương, thi ca và nghệ thuật.

Donatello, Brunelleschi, Botticelli, Michelangelo… là những nghệ thuật gia nổi tiếng hàng đầu thế giới đã nhận được sự bảo trợ của những gia tộc như Medici. Khả năng thúc đẩy văn hóa thời điểm đó rất được coi trọng. Những nhà nghệ thuật gia này, cùng với tác phẩm của họ, chính là những di sản để lại, là lời ca tụng trường tồn cho những người bảo trợ như gia tộc Medici.

Gia tộc Medici đã biến Florence, không chỉ là một trung tâm tài chính - ngân hàng, mà còn trở thành thành cái nôi quan trọng nhất của nền nghệ thuật Phục Hưng Ý, kinh đô văn hóa châu Âu.

Gia tộc Medici đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong cảnh quan kiến ​​trúc của Florence, thông qua việc ủy quyền xây dựng các công trình mang tính biểu tượng như Palazzo Medici Riccardi, Palazzo Vecchio và Phòng trưng bày Uffizi nổi tiếng. Những tuyệt tác kiến ​​trúc này chính là trung tâm văn hóa, thể hiện trân trọng của gia đình Medici đối với vẻ đẹp và sự theo đuổi trí tuệ. Những bức bích họa vô giá vẫn còn được lưu lại ở thành phố xinh đẹp này, dày đặc và tráng lệ, đặc biệt là tại cung điện xưa của “hoàng gia Medici không ngai vàng”.

Không chỉ có vậy, nhận thức được tầm quan trọng của kiến ​​thức và giáo dục, gia đình Medici cũng thành lập các thư viện và học viện, trong đó có Thư viện Laurentian nổi tiếng. Các tổ chức này trở thành nơi tụ họp của các học giả và trí thức, thúc đẩy việc trao đổi ý tưởng và đưa Florence đi đầu về tư tưởng trí tuệ trong thời kỳ Phục hưng.

Theo các tác giả cuốn “Lịch sử Văn minh phương Tây” (The Western Experience), “chủ nghĩa nhân văn trở thành tiếng gọi tập hợp các nhà lãnh đạo giàu tri thức của Florence. Florence liên kết thành phố hiện tại của họ với sự phục hưng những giá trị cũ”. Đại học Florence, khi ấy, là đại học danh tiếng nhất châu Âu, qua việc liên tục mời gọi các học giả bốn phương về thỉnh giảng. Còn Florence khi ấy, chính là kinh đô văn hóa của châu Âu.

Các trung tâm nghệ thuật thế giới với dấu ấn từ gia tộc ngân hàng

Hành trình kiến tạo di sản của gia tộc - ngân hàng Medici sau này đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên khắp thế giới. Vienna (Áo), hay New York (Mỹ) trở thành các trung tâm văn hóa nghệ thuật cũng nhờ một phần vào các thế lực trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng như gia tộc Rothschild, hay Morgan…

Tại Việt Nam, ngân hàng tư nhân số 1 Việt Nam cũng đã ra mắt hai tòa nhà hội sở tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào đúng dịp kỷ niệm 30 năm thành lập [1993-2023], với kỳ vọng sẽ kiến tạo nên những di sản kiến trúc mới về tòa nhà ngân hàng cho các thành phố. Tòa nhà Trụ sở chính Techcombank Quang Trung Hà Nội có sự kết hợp hài hòa giữa thiết kế hiện đại với di sản kiến trúc đặc trưng Đông Dương, hòa quyện cùng những nét tinh tế mang đậm không gian lịch sử của phố cổ Hà Nội. Trong lúc, tòa nhà Hội sở Lê Duẩn, TP Hồ Chí Minh lại ghi dấu với tinh thần năng động và phóng khoáng đặc trưng của đầu tàu kinh tế miền Nam.

Điều đáng nói, cả 2 tòa hội sở Techcombank đều được thiết kế bởi tập đoàn hàng đầu thế giới Foster + Partners. Đây cũng là Cty thiết kế đã tạo dựng nên những biểu tượng kiến trúc như Trụ sở tập đoàn công nghệ Apple tại Mỹ, Sân vận động Wembley tại Anh, Ngân hàng HSBC tại Hong Kong…

Hai tòa nhà hội sở mới của Techcombank không chỉ là sự đầu tư cho tương lai của ngân hàng, mà còn để kiến tạo nên những công trình đẳng cấp, tạo nên dấu ấn kiến trúc cho thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Theo lãnh đạo Hội đồng Quản trị Ngân hàng Techcombank, âm nhạc, kiến trúc và nghệ thuật là những giá trị trường tồn. Và hai tòa nhà hội sở mới mà Techcombank xây dựng không chỉ là sự đầu tư cho tương lai của ngân hàng, mà là cách để kiến tạo nên những công trình nghệ thuật đẳng cấp, tạo nên dấu ấn di sản kiến trúc cho thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

“Như tinh thần kiến tạo di sản vượt thế hệ mà gia tộc tài chính Medici tại Florence (Italia), hay nhà Rothschild tại London đã để lại cho muôn đời, tôi nghĩ rằng, thước đo giàu có không phải chỉ là vật chất, mà là khả năng thúc đẩy văn hóa, nghệ thuật. Vì vậy, sứ mệnh của Techcombank không chỉ là dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho sự phát triển bền vững, mà còn góp phần xây dựng nên những giá trị văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật tinh hoa cho cộng đồng, cho xã hội. Đây là lý do các tòa nhà hội sở Techcombank đã được đầu tư xây dựng hiện đại nhất, được tập đoàn kiến trúc hàng đầu thế giới Foster+Parners thiết kế, song phải bảo tồn và phát huy được kiến trúc di sản văn hóa ở mỗi thành phố mà chúng ta kế thừa”, ông chia sẻ.

Giá trị vượt thời gian từ “người tiên phong” chuyển đổi

Theo Brand Finance, Techcombank là một thương hiệu ngân hàng phát triển nhanh nhất tại Việt Nam trong năm 2023, đạt tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu 47%, lên 1,4 tỷ USD. Với nền tảng, lợi thế sẵn có, Techcombank được kỳ vọng sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của “người tiên phong”, đồng thời, góp phần tạo sức bật, nâng tầm vị thế ngân hàng Việt trong khu vực và thế giới. Tháng 7/2023, Brand Finance - Công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới và đơn vị tư vấn Mibrand Việt Nam - đã công bố bảng xếp hạng “Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam”, trong đó, Techcombank đứng Top 1 “Thương hiệu ngân hàng tư nhân giá trị nhất”, Top 8 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam và trong Top 18 “Thương hiệu ngân hàng giá trị nhất khu vực Đông Nam Á”.

Trên hành trình chuyển đối số hóa của ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam, có thể nói Techcombank là “người tiên phong”, khi trở thành ngân hàng của rất nhiều sự kiện “đầu tiên”: Ngân hàng tiên phong tại Việt Nam miễn phí giao dịch chuyển khoản điện tử [Zero Fee] từ tháng 9/2016; Ngân hàng đầu tiên thực hiện chuyển đổi nền tảng lên đám mây [cloud-first] cùng ông lớn thế giới Amazon Web Services vào tháng 8/2021… Ứng dụng ngân hàng số Techcombank Mobile, kể từ khi chính thức ra mắt vào tháng 11/2021 đến nay, đã liên tục chinh phục được không chỉ những khách hàng khó tính trên App Store với 4,8/5 điểm, đồng thời, lọt vào "mắt xanh" của rất nhiều tổ chức đánh giá quy mô toàn cầu. Năm 2023, Techcombank được vinh danh 2 giải thưởng lớn từ Global Finance cho cả Techcombank Mobile với Ứng dụng Ngân hàng số tốt nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Techcombank Business với Nền tảng Ngân hàng số cho doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ