Những chính sách mới của giáo dục Phần Lan

GD&TĐ - Bộ Giáo dục Phần Lan có kế hoạch cắt giảm 260 triệu euro trong ngân sách trường học và nhóm bị cắt giảm nhiều nhất là các trường THPT. Nhóm trường, tiếp nhận học sinh từ 16 – 19 tuổi, được coi là đang “thừa công suất” tại khu vực thành thị và nhiều trường nhỏ hoạt động không hiệu quả tại khu vực nông thôn.  

Những chính sách mới của giáo dục Phần Lan

Cắt giảm số trường THPT

Bộ Giáo dục Phần Lan có kế hoạch cắt giảm 260 triệu euro trong ngân sách trường học và nhóm bị cắt giảm nhiều nhất là các trường THPT. Nhóm trường, tiếp nhận học sinh từ 16 – 19 tuổi, được coi là đang “thừa công suất” tại khu vực thành thị và nhiều trường nhỏ hoạt động không hiệu quả tại khu vực nông thôn.

Theo Bộ Giáo dục thì những trường THPT có khoảng 400 học sinh là hiệu quả nhất. Trong khi hiện tại có hơn một nửa trường THPT tại Phần Lan có ít hơn 200 học sinh.

Việc cắt giảm ngân sách của Bộ Giáo dục sẽ buộc các địa phương phải chia sẻ gánh nặng ngân sách nếu muốn trường học vẫn tồn tại ở địa phương mình.

Chính sách này tuy nhiên vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Đã có những cuộc tuần hành phản đối của học sinh THPT tại Tikkakoski và Pielavesi. Chủ tịch Hiệp hội học sinh THPT, Tatu Koivisto, phát biểu: “Quá dở khi đi cắt giảm ngân sách trường học. Giáo dục là cách duy nhất đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại”.

Loại bỏ chữ viết tay khỏi chương trình giáo dục

Chữ viết tay sẽ được đưa khỏi chương trình giáo dục Phần Lan và thay thế bằng học gõ bàn phím. Việc áp dụng sẽ có hiệu lực từ năm 2016. Quy định trên cho thấy quan điểm coi trọng kĩ năng gõ bàn phím hơn chữ viết tay của lãnh đạo ngành Giáo dục Phần Lan. Tuy nhiên việc này cũng gây tranh cãi về tương lai của chữ viết tay trong lớp học.

Theo Minna Harmanen, Cục Giáo dục quốc gia, cho rằng “kĩ năng đánh máy thành thạo là sự cạnh tranh quốc gia quan trọng”. Vào tháng 9/2013, chữ viết tay đã được loại khỏi kĩ năng bắt buộc tại một số bang ở Mỹ; và đến năm ngoái đã có 43 bang thực hiện.

Giảng viên cao cấp tại Đại học Canberra nêu quan điểm: “Chữ viết tay phản ánh một giai đoạn lịch sử dùng bút và mực. Không ai tranh cãi về việc trẻ không nên viết tay. Tuy nhiên khi công nghệ giao tiếp sử dụng văn bản điện tử đang dần thay thế văn bản viết thì các trường học cũng nên dành nhiều thời gian hơn cho trẻ thuần thục kĩ năng đánh máy”.

Dạy cách ăn

Do thói quen ăn uống thiếu khoa học, đồ ăn thiên về chất béo trong khi thiếu tập thể dục đang khiến béo phì trẻ em trở thành bệnh dịch – Phần Lan quyết định dùng trường học để cải thiện sức khoẻ học sinh.

Sau khi Ủy ban Dinh dưỡng quốc gia Phần Lan đưa ra hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, các trường học phải cung cấp bữa trưa miễn phí và lành mạnh cho tất cả học sinh. Mặc dù bữa trưa miễn phí đã được thực hiện từ năm 1948 nhưng dinh dưỡng luôn là vấn đề ít được coi trọng.

Phần Lan cũng đã khuyến cáo giảm bánh và nước giải khát nhiều đường, béo tại các máy bán hàng tự động; đồng thời quy định những thực phẩm nào có thể được bán cho trẻ em. Kẹo, socola, nước giải khát và kem bị áp thuế cao trên cả nước.

Chính quyền các địa phương được yêu cầu đảm bảo có y tá dinh dưỡng miễn phí cho các trường học, hàng năm kiểm tra sức khỏe toàn bộ học sinh và tư vấn cá nhân về sức khỏe tinh thần, ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Thông qua các hoạt động này, y tá trường học có thể giám sát sức khỏe trẻ em cũng như thói quen ăn uống tại nhà có lành mạnh hay không.

Chính sách quốc gia cũng yêu cầu các trường có tiết giáo dục sức khỏe bắt buộc, giáo dục thể chất, các bài học về dinh dưỡng và nấu nướng.

(Independent)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thường xuyên chấm bài và soạn giáo án điện tử, mắt của cô Nguyễn Thị Mai Hương mờ, yếu và tăng độ.

Cách bảo vệ mắt hiệu quả

GD&TĐ - Khi nhắc đến bệnh nghề nghiệp của giáo viên, nhiều người thường nghĩ đến: Khàn giọng, mất tiếng, viêm thanh quản, giãn tĩnh mạch chân do đứng nhiều.