Những chiến đấu cơ lỗi hẹn với bầu trời

Bell XF-109 là máy bay cất cánh thẳng đứng đi trước thời đại, hay P.125 bị khai tử khi còn ở bản thiết kế là 2 trong những dự án máy bay chỉ nằm trên bàn giấy.

Những chiến đấu cơ lỗi hẹn với bầu trời
N-102 Fang là loại máy bay phản lực một động cơ do tập đoàn Northrop (nay là Northrop Grumman) chế tạo vào những năm 1950. Máy bay có thiết kế cánh tam giác đơn giản. Tuy nhiên, không quân và hải quân đã lựa chọn mẫu máy bay chiến đấu hạng nặng 2 động cơ F-4 Phantom của McDonnell Douglas. Ảnh: USAF
N-102 Fang là loại máy bay phản lực một động cơ do tập đoàn Northrop (nay là Northrop Grumman) chế tạo vào những năm 1950. Máy bay có thiết kế cánh tam giác đơn giản. Tuy nhiên, không quân và hải quân đã lựa chọn mẫu máy bay chiến đấu hạng nặng 2 động cơ F-4 Phantom của

McDonnell Douglas.

Ảnh: USAF
Dự án N-102 không được quân đội phê duyệt, nhưng tập đoàn Northrop đã tận dụng công nghệ và ý tưởng từ dự án để phát triển tiêm kích hạng nhẹ F-5 Tiger. Đến nay, F-5 vẫn được sử dụng trong không quân nhiều nước trên thế giới. Ảnh: USAF
Dự án N-102 không được quân đội phê duyệt, nhưng tập đoàn Northrop đã tận dụng công nghệ và ý tưởng từ dự án để phát triển tiêm kích hạng nhẹ F-5 Tiger. Đến nay, F-5 vẫn được sử dụng trong không quân nhiều nước trên thế giới. Ảnh: USAF
Sud-Est SE.5000 là ý tưởng máy bay cất cánh bằng xe đẩy độc đáo do Pháp chế tạo. Máy bay không có bánh như thông thường, người ta đặt máy bay trên một xe đẩy để cất và hạ cánh. Tuy nhiên, ý tưởng này nhanh chóng bộc lộ nhiều bất ổn và dự án bị hủy bỏ vào năm 1954. Ảnh: Airliner

Sud-Est SE.5000

là ý tưởng máy bay cất cánh bằng xe đẩy độc đáo do Pháp chế tạo. Máy bay không có bánh như thông thường, người ta đặt máy bay trên một xe đẩy để cất và hạ cánh. Tuy nhiên, ý tưởng này nhanh chóng bộc lộ nhiều bất ổn và dự án bị hủy bỏ vào năm 1954. Ảnh: Airliner
Convair YB-60 là ý tưởng lắp động cơ phản lực lên máy bay ném bom cánh quạt B-36. Phi cơ được trang bị 8 động cơ phản lực J57 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1952. Tuy nhiên, YB-60 không thể cạnh tranh với mẫu thiết kế máy bay ném bom chiến lược B-52 của Boeing. Ảnh: USAF
Convair YB-60 là ý tưởng lắp động cơ phản lực lên máy bay ném bom cánh quạt B-36. Phi cơ được trang bị 8 động cơ phản lực J57 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1952. Tuy nhiên, YB-60 không thể cạnh tranh với mẫu thiết kế máy bay ném bom chiến lược B-52 của Boeing. Ảnh: USAF
Bell XF-109 là dự án máy bay cất, hạ cánh thẳng đứng đầu tiên trên thế giới do tập đoàn Bell chế tạo vào năm 1955. Máy bay được trang bị tới 8 động cơ phản lực J85, trong đó 4 động cơ nằm ở đầu mút cánh có thể xoay ống xả xuống đất để cất, hạ cánh. 4 động cơ khác nằm trong thân máy bay. Tuy nhiên, quân đội Mỹ không có hứng thú với dự án này. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ
Bell XF-109 là dự án máy bay cất, hạ cánh thẳng đứng đầu tiên trên thế giới do tập đoàn Bell chế tạo vào năm 1955. Máy bay được trang bị tới 8 động cơ phản lực J85, trong đó 4 động cơ nằm ở đầu mút cánh có thể xoay ống xả xuống đất để cất, hạ cánh. 4 động cơ khác nằm trong thân máy bay. Tuy nhiên, quân đội Mỹ không có hứng thú với dự án này. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ
RB-12 là mẫu máy bay do thám tốc độ Mach 3 (3.672 km/h) do tập đoàn Lockheed chế tạo. Máy bay được chế tạo để xâm nhập không phận Liên Xô ở tốc độ cao nhằm tiến hành các hoạt động do thám. RB-12 được giới thiệu vào năm 1967 và hủy bỏ vào năm 1968. Phần lớn công nghệ ứng dụng trên RB-12 được sử dụng để chế tạo máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới SR-71 Blackbird. Ảnh: USAF
RB-12 là mẫu máy bay do thám tốc độ Mach 3 (3.672 km/h) do tập đoàn Lockheed chế tạo. Máy bay được chế tạo để xâm nhập không phận Liên Xô ở tốc độ cao nhằm tiến hành các hoạt động do thám. RB-12 được giới thiệu vào năm 1967 và hủy bỏ vào năm 1968. Phần lớn công nghệ ứng dụng trên RB-12 được sử dụng để chế tạo máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới SR-71 Blackbird. Ảnh: USAF
Convair Model 49 là mẫu máy bay cất cánh thẳng đứng quái dị do công ty Convair chế tạo vào những năm 1960. Máy bay sử dụng động cơ cánh quạt để cất, hạ cánh tương tự như trực thăng. Buồng lái có thể điều chỉnh vuông góc so với phần động cơ đẩy khi hạ cánh hoặc gập lại khi bay thẳng tạo nên thiết kế khí động học "chẳng giống ai". Dự án sau đó đã bị hủy bỏ do tính bất thường trong thiết kế. Ảnh đồ họa: Fantastic Plastic

Convair Model 49 là mẫu máy bay cất cánh thẳng đứng quái dị do công ty Convair chế tạo vào những năm 1960. Máy bay sử dụng động cơ cánh quạt để cất, hạ cánh tương tự như trực thăng. Buồng lái có thể điều chỉnh vuông góc so với phần động cơ đẩy khi hạ cánh hoặc gập lại khi bay thẳng tạo nên thiết kế khí động học "chẳng giống ai". Dự án sau đó đã bị hủy bỏ do tính bất thường trong thiết kế. Ảnh đồ họa: Fantastic Plastic

Lockheed CL-1200 Lancer là phiên bản cải tiến từ F-104 do Lockheed chế tạo vào cuối những năm 1960, nhằm cạnh tranh với F-5 Tiger trong chương trình máy bay chiến đấu xuất khẩu cho các đồng minh. Lancer đã thua F-5 trong cuộc đua và chỉ có một mẫu thử nghiệm được chế tạo. Ảnh: Lockheed

Lockheed CL-1200 Lancer

là phiên bản cải tiến từ F-104 do Lockheed chế tạo vào cuối những năm 1960, nhằm cạnh tranh với F-5 Tiger trong chương trình máy bay chiến đấu xuất khẩu cho các đồng minh. Lancer đã thua F-5 trong cuộc đua và chỉ có một mẫu thử nghiệm được chế tạo. Ảnh: Lockheed
Dassault Mirage 4000 có thể là một chiến đấu cơ hoàn hảo nếu được sản xuất hàng loạt. Chiến đấu cơ này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1979. Mirage 4000 có thể so sánh với F-15 và Su-27 về tầm bay và tải trọng vũ khí. Tuy nhiên, Không quân Pháp đã bỏ qua dự án đầy triển vọng này. Ảnh: Dassault Aviation

Dassault Mirage 4000

có thể là một chiến đấu cơ hoàn hảo nếu được sản xuất hàng loạt. Chiến đấu cơ này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1979. Mirage 4000 có thể so sánh với F-15 và Su-27 về tầm bay và tải trọng vũ khí. Tuy nhiên, Không quân Pháp đã bỏ qua dự án đầy triển vọng này. Ảnh: Dassault Aviation
Kamov V-100 là mẫu máy bay lai giữa trực thăng và máy bay cánh cố định do công ty Kamov, Nga thiết kế vào những năm 1980. Máy bay sử dụng 2 động cơ cánh quạt ở mút cánh để cất cánh, cùng một động cơ cánh quạt phía sau để đẩy tới. V-100 có thể mang tên lửa không đối đất và pháo 23 mm. Dự án đã không được quân đội Liên Xô chấp nhận do tính rủi ro trong thiết kế quá cao. Ảnh: Yertopedia
Kamov V-100 là mẫu máy bay lai giữa trực thăng và máy bay cánh cố định do công ty Kamov, Nga thiết kế vào những năm 1980. Máy bay sử dụng 2 động cơ cánh quạt ở mút cánh để cất cánh, cùng một động cơ cánh quạt phía sau để đẩy tới. V-100 có thể mang tên lửa không đối đất và pháo 23 mm. Dự án đã không được quân đội Liên Xô chấp nhận do tính rủi ro trong thiết kế quá cao. Ảnh: Yertopedia
Yakovlev Yak-43 là mẫu thử nghiệm máy bay cất hạ cánh thẳng đứng do Yakovlev, Liên Xô chế tạo vào những năm 1980. Máy bay sử dụng một động cơ phản lực với vòi phun có thể di chuyển cùng 2 động cơ nâng dọc ở trong thân. Dự án khi đó không nhận được sự quan tâm của quân đội Liên Xô. Có thông tin cho rằng, Lockheed Martin đã mua lại thiết kế Yak-43 để phát triển phiên bản F-35B. Ảnh: Airliners

Yakovlev Yak-43

là mẫu thử nghiệm máy bay cất hạ cánh thẳng đứng do Yakovlev, Liên Xô chế tạo vào những năm 1980. Máy bay sử dụng một động cơ phản lực với vòi phun có thể di chuyển cùng 2 động cơ nâng dọc ở trong thân. Dự án khi đó không nhận được sự quan tâm của quân đội Liên Xô. Có thông tin cho rằng, Lockheed Martin đã mua lại thiết kế Yak-43 để phát triển phiên bản F-35B. Ảnh: Airliners
Người Anh có thể đã có một chiến đấu cơ tàng hình riêng nếu họ quyết tâm theo đuổi dự án P.125 do tập đoàn BAE Systems thiết kế. Dự án được triển khai vào những năm 1980, nhà sản xuất dự định chế tạo 2 phiên bản cất cánh thông thường và thẳng đứng. Tuy nhiên, tham vọng của dự án quá lớn và vượt quá năng lực công nghệ khi đó của nước Anh. P.125 bị hủy bỏ vào năm 1990 mà chưa có mẫu thử nghiệm nào được chế tạo. Ảnh: Martin Winchester
Người Anh có thể đã có một chiến đấu cơ tàng hình riêng nếu họ quyết tâm theo đuổi dự án P.125 do tập đoàn BAE Systems thiết kế. Dự án được triển khai vào những năm 1980, nhà sản xuất dự định chế tạo 2 phiên bản cất cánh thông thường và thẳng đứng. Tuy nhiên, tham vọng của dự án quá lớn và vượt quá năng lực công nghệ khi đó của nước Anh. P.125 bị hủy bỏ vào năm 1990 mà chưa có mẫu thử nghiệm nào được chế tạo. Ảnh: Martin Winchester
Theo news.zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.