Những căn bệnh khủng khiếp chưa có lời giải

Với các bệnh kỳ quái sau, bác sỹ cũng chào thua và chưa có lời giải.

Những căn bệnh khủng khiếp chưa có lời giải
Nhung can benh khung khiep chua co loi giai - Anh 1

Sau khi tỉnh dậy, bệnh nhân bệnh buồn ngủ như biến thành người khác, trở nên vô cùng bạo lực.
Ảnh: Huffington Post

Bệnh ngủ: Xuất hiện đầu thế kỷ 20, triệu chứng đầu tiên là đau cổ, rồi ảo giác và người bệnh gần như phát điên trước khi cơ thể hoàn toàn bị “khóa”. Họ luôn ngủ, họ dường như vẫn còn nhận thức nhưng không thể cử động. Nhiều người đã chết trong giai đoạn bệnh này. Những người tỉnh lại trở nên vô cùng bạo lực. 10 năm sau đỉnh dịch, căn bệnh biến mất một cách bí ẩn.

Bệnh “đàn ông Pháp ở Maine”: Được nhà thần kinh học George Miller Beard phát hiện lần đầu ở Maine (Pháp) năm 1878 khi nhận thấy rất nhiều đàn ông trong vùng bỗng nhiên nhảy nhót và hò hét như trẻ con trước bất kỳ một sự khiêu khích nhỏ nào. Họ dễ dàng tuân theo mệnh lệnh được quát vào mặt họ một cách bất ngờ.

Bệnh gật gù: Được phát hiện lần đầu ở Tanzania thập kỷ 1960 nhưng chỉ khi xuất hiện ở Đông Phi năm 2010, bệnh này mới được để ý. Bệnh nhân liên tục gật gù khi gặp thời tiết lạnh hoặc khi ăn. Bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng, trông trẻ hơn tuổi.

Bệnh tiêu chảy Brainerd. Căn bệnh xuất hiện ở Minnesota (Mỹ) này gây nôn, chuột rút, mệt mỏi và đi ngoài từ 10-20 lần/ngày, có thể kéo dài cả năm. Bệnh này đã bùng phát thành dịch 8 lần kể từ năm 1983, trong đó 6 lần xuất hiện tại Mỹ.

Theo KH&PT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.