Những bông hoa đẹp trong sự nghiệp "trồng người" ở Thủ đô

GD&TĐ - Vòng chung khảo "Giải thưởng nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo" lần thứ nhất, năm học 2021 -2022 đã tìm ra được 3 nhà giáo đạt giải Nhất.

Ban tổ chức trao ba giải Nhất gồm: Trần Thị Hồng Loan - GV trường Mẫu giáo số 5, Lê Thu Trang - GV trường TH Thành Công B và Đặng Thị Ngọc Hà - GV trường THCS Thăng Long.
Ban tổ chức trao ba giải Nhất gồm: Trần Thị Hồng Loan - GV trường Mẫu giáo số 5, Lê Thu Trang - GV trường TH Thành Công B và Đặng Thị Ngọc Hà - GV trường THCS Thăng Long.

Đây không chỉ là niềm hạnh phúc, tự hào của cá nhân 3 cô giáo và các nhà trường mà còn đại diện cho hàng nghìn cán bộ quản lý, giáo viên (GV) vẫn đang lặng thầm đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội).

Đó là các nhà giáo: Trần Thị Hồng Loan - GV trường Mẫu giáo số 5, Lê Thu Trang - GV trường TH Thành Công B và Đặng Thị Ngọc Hà - GV trường THCS Thăng Long.

Đổi mới và sáng tạo

Với hơn 25 năm giảng dạy và công tác, nhà giáo Trần Thị Hồng Loan  - Phó Hiệu trưởng trường Mẫu giáo số 5 Ngọc Hà - quận Ba Đình (TP Hà Nội) đã đạt nhiều thành tích, danh hiệu cao quý của các cấp, ngành.

Ngay từ những năm tháng làm giáo viên hay đến khi làm quản lý, cô Loan luôn say mê nhiệt huyết với nghề, tim tòi học hỏi đồng nghiệp, tự học, tự sáng tạo để có được những giờ dạy mang đến cho trẻ thích thú, tích cực. Đồng thời, là giáo viên luôn lắng nghe, thấu hiểu từng học sinh trên lớp, hiểu được những cá tính riêng để có những biện pháp giáo dục tốt nhất.

Ngoài ra, cô Loan còn là người quản lý luôn quan tâm đến những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế về chuyên môn, những giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm để chỉ bảo giúp đỡ họ.

Tại trường Mẫu giáo số 5, cô Loan đã áp dụng phương pháp Montessori vào trường học và hướng dẫn giáo viên ứng dụng trên bộ 31 kỹ năng lao động tự phục vụ. Đồng thời, nâng cao trình độ cảm thụ âm nhạc của giáo viên cũng như hướng dẫn giáo viên tìm hiểu và tham gia thiết kế bài giảng E-learning. Bên cạnh đó là tổ chức thành công hoạt động Nêu gương cuối tuần.

Đơn cử, với phương pháp Montessori vào trường học và hướng dẫn giáo viên ứng dụng trên bộ 31 kỹ năng lao động tự phục vụ. Năm học 2015-2016, Sở GD&ĐT Hà Nội triển khai chuyên đề giáo đưa 31 Kỹ năng LĐTPV cho trẻ mầm non. Đây chính là lĩnh vực thực hành cuộc sống của PP montssori. Tuy nhiên giáo cụ để mua cho trẻ thực hành kinh phí rất đắt.

Với thời điểm đó các nhà trường đang rất khó khăn, kinh phí hạn hẹp, cô Loan đã tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường phân loại và thống nhất những bộ học cụ có thể giáo viên tự làm hạn chế về kinh phí.

Kết quả, ngoài lĩnh vực thực hành cuộc sống, giáo viên còn thiết kế được rất nhiều bộ học cụ của các lĩnh vực khác và 100% các lớp đã có đủ bộ học cụ cho các con tham gia hoạt động và vui chơi. Trẻ ngoan, giáo không mất quá nhiều thời gian để ổn định kỷ luật lớp học, trẻ tự  hình thành ý thức bên trong.

Cô Loan cũng được biết đến là sự sáng tạo nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT và thiết kế bài giảng E-learning. Cô Loan đã tham mưu với Ban Giám hiệu mời giảng viên về hướng dẫn cho các cô giáo về phần mềm, những kỹ thuật quay, cắt ghép.

“Với những nội dung có liên quan đến chuyên môn và  cách thuyết trình thì tôi và tổ chuyên môn sẽ cùng nhau hướng dẫn cho các giáo viên. Kết quả các cô giáo rất tự tin đứng trước ống quay, ngôn ngữ mạch lạc, thiết kế rất nhiều các bài tập thông minh, khả năng tư duy rất tốt, đạt được nhiều thành tích cấp quận và thành phố…”, cô Loan chia sẻ.

Miệt mài “gieo chữ trồng người”

Sau hơn 20 năm trực tiếp đứng trên bục giảng, bằng tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy, tâm huyết với nghề, nhà giáo Lê Thu Trang, Tổ phó chuyên môn Tổ 1, Trường Tiểu học Thành Công B (quận Ba Đình) đã trở thành tấm gương sáng trong sự nghiệp “trồng người”.

Cô Lê Thu Trang - G V trường Tiểu học Thành Công B (quận Ba Đình).
Cô Lê Thu Trang - G V trường Tiểu học Thành Công B (quận Ba Đình).

Để làm tốt hơn công việc được giao, cô Trang luôn chú trọng cập nhật kịp thời tinh thần đổi mới của giáo dục, giữ đam mê, nhiệt huyết và có kiến thức để dạy cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết cho cuộc sống.

Cô Trang đã nhiều lần được Đài Truyền hình Việt Nam kênh VTV3 mời tham gia với vai trò khách mời cho một số chương trình như: chương trình Kĩ năng sống của VTV3, chương trình game show “Bay vào tương lai” của VTV3…

“Những kĩ năng học từ khóa đào tạo MC dẫn chương trình đã được tôi áp dụng ngay vào từng bài giảng. Cụ thể, giúp tôi có kĩ năng nói tốt hơn rất nhiều và thiết kế được những bài học giống như một chương trình game show, tạo được sự hấp dẫn lôi cuốn đến từng học sinh, khiến giờ học của tôi trở nên sinh động…”, cô Trang chia sẻ.

Trong 2 năm học do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cô Trang đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó có đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến. Tiêu biểu từ năm học 2020-2021, cô Trang đã triển khai xây dựng lớp học hiện đại theo chủ đề “Lớp học Hoa cát tường”.

Cùng với giảng dạy, cô Trang tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể cô Trang và nhóm bạn đóng tiền ăn, học hàng tháng cho các em với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng. Bên cạnh đó cá nhân cô Trang, tham gia hiến máu nhân đạo được 7 lần và tham gia nấu cháo từ thiện hàng tuần tại bệnh viện K2 Tựu Liệt trong 4 năm.

Đổi mới sáng tạo để nhiều giờ học thêm hấp dẫn cho học sinh.
Đổi mới sáng tạo để nhiều giờ học thêm hấp dẫn cho học sinh.

Mới đây, cô Trang lên 1 tiết chuyên đề cho Phòng GD&ĐT quận Ba Đình năm 2020 và tham gia cuộc thi “Ý tưởng truyền thông vì một Ba Đình năng động, sáng tạo và phát triển” năm 2021 đạt giải Ba cấp Quận.

Với cương vị là Tổ trưởng tổ chuyên môn, nhà giáo Đặng Thị Ngọc Hà - trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình) cũng là một tấm gương sáng trong tinh thần trách nhiệm gương mẫu tận tâm, tận tụy với sự nghiệp giáo dục.

Nhà giáo Đặng Thị Ngọc Hà được đồng nghiệp biết đến là tấm gương không ngừng học hỏi trong sáng tạo nguyên lý giáo dục và các văn bản chỉ đạo của ngành trong tình hình mới.

Cô Đặng Thị Ngọc Hà được Ban giám hiệu giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Được biết, dưới sự bồi dưỡng của cô Hà các môn: Lịch sử, Địa lý,  Giáo dục Công dân… hầu hết năm học nào đội tuyển học sinh giỏi nhà trường đều có giải cấp quận và thành phố. Cô Đặng Thị Ngọc Hà là giáo viên nhiều năm liền có sáng kiến, kinh nghiệm đạt giải B giải C cấp thành phố.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình nhấn mạnh, thành tích về GD&ĐT của quận thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ của các nhà giáo tâm huyết, sáng tạo.

"Giải thưởng nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo nhằm động viên, khích lệ các nhà giáo tiếp tục tự học tập, rèn luyện, vận dụng những đổi mới, sáng tạo vào thực tiễn, tạo ra những chuyển biến mới, hiệu quả mới ở mỗi nhà trường. Giải thưởng cũng là dịp để tôn vinh những nhà giáo nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có đóng góp xuất sắc trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động…", ông Thuận chia sẻ.

Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình cũng cho biết, với 3 nhà giáo đạt giải Nhất sẽ được Ban tổ chức lựa chọn tham dự xét duyệt Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo cấp thành phố do Sở GD&ĐT Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức, dự kiến diễn ra vào tháng 11/2022.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.