
Dựa trên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của Jean Teulé và được nhào nặn dưới bàn tay của nhà làm phim danh tiếng người Pháp Patrice Leconte, bộ phim hoạt hình ly kỳ hài hước này kể về cuộc sống trong một cửa hiệu nhỏ chuyên buôn bán các thiết bị dùng cho những người muốn tìm đến cái chết.
Là tác phẩm mang đậm dấu ấn Pháp: đơn giản nhưng thâm thúy, tuy nhiên tạo hình một số nhân vật rất đáng sợ, không phù hợp với đối tượng khán giả trẻ em.

Phim khép lại với ánh sáng tươi mới về tương lai, người con của chính chủ tiệm sau những nỗ lực và quyết tâm phá tan cái nghề kiếm ra tiền của gia đình đã đem một bầu không khí khác tràn ngập tiếng cười.
The Suicide Shop là một bộ phim đậm tính nhân văn, bộ phim đã truyền tải một thông điệp đầy ý nghĩa: cái chết lúc nào cũng dễ dàng, nhưng chẳng bao giờ là vui vẻ. Cuộc sống mới đáng giá và đáng được trân trọng.

Phim có nhiều cảnh với những con quái vật khủng khiếp có thể ăn hàng trăm người một lúc, sau những niềm tin đặt vào loại kháng thể, cái giờ đây con người phải trả là bằng chính tính mạng của họ.
Thay vì họp sức tìm cách thoát ra khỏi trung tâm này, người ta chen lấn và giẫm đạp lên nhau để tìm đường thoát thân, sẵn sàng giết người khác để giữ cho mình vũ khí.
Phim như phản ánh hiện thực cuộc sống con người, sẵn sàng làm mọi cách chỉ để giữ tính mạng của mình, dù phải đánh đổi bởi hàng trăm tính mạng của người khác.


Đứa con của quỉ giết người không suy nghĩ, với chiếc rìu trên tay, để sinh tồn cậu ăn cả thịt người. Rồi khi cậu được cảm hóa, cậu muốn được làm người thì dân làng lại xua đuổi cậu, cậu thay đổi nhưng không một ai tin tưởng, xã hội từ chối quyền làm người của cậu và truy sát Asura đến cùng.
Hình ảnh cuối phim với lời kết của nhà sư để lại cho người ta nhiều suy nghĩ :”Con người vẫn luôn luôn tồn tại dù có gặp vận hạn đến thế nào đi nữa. Dù đã cướp đi sinh mạng của một con người, hay cướp đi sinh mạng nhiều con người. Thì những kẻ đó vẫn phải sống. Sống để trả giá cho tội lỗi của mình".

“Ngày 21 tháng 9 năm 1945. Đó là ngày mà tôi chết” – Đó là lời mở đầu của bộ phim vén mở viễn cảnh u ám xuyên suốt bộ phim. Nhanh chóng được phơi bày bởi bối cảnh nước Nhật với những hình ảnh hoang tàn, đổ nát, chết chóc, bom đạn bao trùm, máy bay rền rĩ, tiếng đạn pháo xé nát trời, là bối cảnh mà 2 nhân vật chính đang sống – anh em Seita và Setsuko.
Mẹ của 2 anh em bị bỏng nặng gây ám ảnh với băng trắng quấn toàn thân kín mít, thấm đỏ máu tươi. Sau khi bà chết, từ xác rơi ra nhung nhúc giòi bọ.
Hình ảnh người anh ôm trọn chiếc bình đựng tro cốt của người mẹ làm nặng trĩu lòng khán giả. Nhưng cao trào nhất có lẽ là cảnh người em Setstuko chết dần chết mòn vì đói, hình ảnh đó trở thành cảnh phim bi thương nhất lịch sử Nhật Bản.


Bộ phim không những lên án chiến tranh cướp đi cuộc sống của hàng triệu người, làm đất nước tan hoang, mà sâu hơn nữa là những tâm hồn của trẻ nhỏ bị tổn thương.
Giữa chiến tranh người ta phải đấu tranh giữa cuộc sống và tự trọng của lí trí, khi cái đó ập đến, người ta sẵn sàng đi trộm cắp, đi ngược lại với những giá trị mà người ta từng giữ gìn.
Dù là những bộ phim có màu sắc u ám, đôi khi xen lẫn kinh dị và làm người ta phải rơi nước mắt nhiều lần, nhưng những giá trị mà những bộ phim hoạt hình này mang lại là vô giá.
Dù bằng hình thức nào, nội dung nào, nhà sản xuất muốn gửi đến người xem những giá trị thực của cuộc sống, những vẻ đẹp đáng quí cùng sự cảm thông với những số phận bất hạnh.