Những bộ phận có độc của rau củ quả: Ăn phải có thể nguy hiểm tính mạng

GD&TĐ - Nếu ăn phải những bộ phận này của một số loại rau củ, cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm khó lường.

Những bộ phận có độc của rau củ quả: Ăn phải có thể nguy hiểm tính mạng

1. Cành và mầm khoai tây

Theo các chuyên gia, trong khoai tây có chứa một loại độc tố là solanin. Khác với các loại cây họ Cà, solanin trong khoai tây chủ yếu tập trung ở cành và các mầm hay những củ khoai tây xanh. Vì thế, khi chế biến khoai tây bạn nên loại bỏ hết các bộ phận này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình.

bo-phan-co-doc-cua-rau-cu5

Được biết, khoai tây sản xuất hàm lượng solanin một cách tự nhiên. Nồng độ của chất này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: Thời gian, ánh sáng, nhiệt độ, giống khoai hay điều kiện phát triển...

Solanin không tốt cho sức khỏe của con người, nếu nồng độ đưa vào cơ thể lớn hơn 400mg/100g sẽ có thể gây chết người.

2. Lá cà chua

Cà chua là một nhánh khác của các cây họ Cà. Cà chua không độc hại, tuy nhiên nếu ăn phải lá cà chua có thể gây ra một số chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, thậm chí đe dọa đến tính mạng của con người.

Theo một số công trình nghiên cứu, trong lá của cây này có chứa một lượng nhỏ các solanin cùng tomatin vì thế nếu ăn khoảng hơn 450gr lá cà chua có thể gây tử vong.

bo-phan-co-doc-cua-rau-cu4

3. Lá đại hoàng

Thân đại hoàng được xem là nguyên liệu không thể thiếu giúp các món bánh thơm ngon. Tuy nhiên, nếu ăn nhầm phải lá đại hoàng thì vô cùng nguy hiểm bởi trong lá của loại cây này có chứa acid oxalic và anthraquinone glycoside - hai hợp chất khá độc gây hại cho sức khỏe của con người.

bo-phan-co-doc-cua-rau-cu3

Ăn nhầm phải lá đại hoàng, bạn sẽ có một vài biểu hiện cơ bản như: Nôn mửa, đau dạ dày cho tới co giật.

4. Lá và hoa của cây cà tím

Cà tím là một thành viên khác của các cây họ Cà. Rất nhiều người nghĩ rằng việc ăn những trái cà sống có thể gây ngộ độc nhưng sự thật không phải là như vậy.

Thay vì quả thì lá và hoa của cà tím lại chính là mối hiểm họa đe dọa đến sức khỏe của bạn. Bởi cũng giống như các loại cây họ Cà, lượng solanin thường tập trung nhiều nhất ở những bộ phận này.

bo-phan-co-doc-cua-rau-cu2

5. Hạt táo

Một vài nghiên cứu mới đây cho thấy, trong hạt táo có chứa một hàm lượng các chất amygdalin có khả năng làm giải phóng cyanid khi tiếp xúc với enzyme tiêu hóa của đường ruột.

bo-phan-co-doc-cua-rau-cu

Khi chưa có tác động từ bên ngoài, lớp vỏ của hạt sẽ ngăn cản hiện tượng này, tuy nhiên nếu vô tình nhai, nuốt phải thì các chất độc này sẽ bắt đầu giải phóng.

Các chuyên gia cho rằng, nếu bạn nhai nuốt 200 hạt táo có thể tạo ra một liều cyanid đủ để gây tử vong. Vì vậy, chúng ta nên loại bỏ hạt táo trước khi ăn để tránh gây độc cho cơ thể nhé.

6. Khoai lang có đốm đen

Khoai lang để quá lâu và không được bảo quản đúng cách sẽ rất dễ bị đốm đen ở bên ngoài vỏ thậm chí bị mốc dẫn tới phân hủy.

bo-phan-co-doc-cua-rau-cu1

Khi thấy khoai có hiện tượng này bạn hoàn toàn không nên ăn bởi các chất dinh dưỡng lúc này mất dần làm cho khoai bị nhạt và đắng.

Nếu cố tình ăn khoai lang có đốm đen sức khỏe của bạn sẽ bị đe dọa do các chất độc không phân hủy được ngay cả khi nấu chín.

Theo Giadinhmoi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ