Những bi kịch bị lãng quên

GD&TĐ - Thảm họa Aberfan cũng là một vụ tai nạn khai thác mỏ bi thảm và kỳ lạ ở Xứ Wales vào năm 1966. Vụ việc khiến 144 người thiệt mạng, tất cả đều trên mặt đất.

Những bi kịch bị lãng quên

Thảm họa Aberfan

Đây cũng là một vụ tai nạn khai thác mỏ bi thảm và kỳ lạ ở Xứ Wales vào năm 1966. Vụ việc khiến 144 người thiệt mạng, tất cả đều trên mặt đất.

Ngôi làng Aberfan ở xứ Welsh nằm gọn trong một thung lũng, bao quanh bởi một dãy núi chứa quặng than. Năm 1966, ngôi làng có 5.000 người dân, hầu hết làm việc ở mỏ than. Phía trên sườn núi, gần đường dẫn vào làng, có một đống chất thải khổng lồ sau quá trình khai thác. Đích thân Ủy ban Than quốc gia Anh (NCB) đã phê duyệt vị trí của đống chất thải này, mặc dù nó quá gần với thị trấn. Vấn đề là đống chất thải vốn đã kém ổn định hơn so với đá núi, lại dễ bị hóa lỏng sau khi bị nước mưa làm bão hòa. Điều oái oăm nữa là đống chất thải này còn nằm trên một con suối tự nhiên một cách hợp pháp, theo chỉ đạo của NCB.

Bắt đầu từ sáng ngày 21/10, Abefan trải qua trận mưa lịch sử kéo dài suốt 3 tuần. Những người thợ mỏ bắt đầu nhận thấy những vết trượt trên bề mặt của núi chất thải này. Cách đó chưa đầy 900m, giờ học đầu tiên bắt đầu tại Trường THCS Pantglas.

Bất chợt, với một tiếng động ầm ào như sấm, khoảng 110.000 m3 chất thải bắt đầu trượt theo sườn núi với tốc độ của một trận lũ lớn, lẫn vào một trận tuyết lở nhấn chìm rìa phía Tây của ngôi làng. Hàng loạt trang trại đã bị xóa sổ, đường ống nước bị vỡ thêm lượng nước vào dòng chảy, khiến toàn bộ ngôi trường bị ngập trong những mảnh vụn. Khối chất thải hôi thối đến nghẹt thở tràn vào các lớp học, chảy nhanh qua cửa ra vào và cửa sổ, nhanh chóng phân giải thành chất rắn một khi nó ngừng di chuyển.

Khi trận tuyết lở dừng lại, một sự tĩnh lặng khủng khiếp cũng xuất hiện. Một trong những người sống sót nhớ lại đầy cay đắng: Trong sự im lặng đó, không hề nghe thấy tiếng của một con chim hay một đứa trẻ.

Khắp khu vực dưới chân vụ lở bị bồi lên một lớp đất đá và các mảnh vụn cao hơn 9 mét. Một số người may mắn còn sống sót mắc kẹt trong đống mảnh vụn ngập đến eo hoặc cổ của họ. 114 người, cả học sinh và giáo viên trong trường đã không có cơ hội may mắn như vậy.

Những người thợ mỏ hối hả chạy xuống từ sườn núi, lao mình vào đống bùn nhão đào bới với hy vọng đưa được những đứa trẻ và cả những chú chó khỏi đống đổ nát. Tuy nhiên, những nỗ lực và kinh nghiệm dày dạn của họ đã bị cản trở bởi những người cứu hộ kém kinh nghiệm khác. Việc những người này đào bới một cách điên cuồng khiến toàn bộ đống chất thải mất ổn định một lần nữa. Sau 11 giờ sáng, không thể tìm được thêm người nào sống sót.

Một cuộc điều tra sau đó chỉ trích chính NCB và một số nhân viên vì đã tạo tiền đề cho thảm họa, nhưng không dẫn đến việc truy tố hay hình phạt nào. Mỏ than Aberfan tiếp tục hoạt động cho đến năm 1989. Thảm kịch chỉ được nhớ đến nhiều nhất ở chính ngôi làng

Aberfan, nơi có nghĩa trang tưởng niệm, còn gần như bị lãng quên trong ký ức con người. (Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.