Nhu cầu nhân lực cho ngành Công nghệ hạt nhân

GD&TĐ - Nhiều bạn đọc gửi câu hỏi đến Hộp thư tuyển sinh, hỏi về các vấn đề như dự báo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu năng lượng, công nghệ hạt nhân, có ưu đãi đặc biệt đối với sinh viên theo học ngành này không? Những trường đại học nào có đào tạo ngành học này, tốt nghiệp ngành học này có thể làm việc ở những đâu?

Nhu cầu nhân lực cho ngành Công nghệ hạt nhân

Hộp thư tuyển sinh xin trả lời:

Theo định hướng phát triển năng lượng hạt nhân của Chính phủ, ngành Công nghệ hạt nhân đến sau năm 2020 sẽ cần khoảng 4.200 chuyên gia, kỹ sư. Chỉ riêng Ban quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nhu cầu nhân sự đã vào khoảng 2.200 người, trong đó trình độ đại học, sau đại học các phân ngành điện hạt nhân, an toàn hạt nhân, kỹ thuật nhiệt điện khoảng 900 người. Số còn lại là kỹ thuật viên vận hành nhà máy và các bộ phận khác ít liên quan đến kỹ thuật.

Hiện trên cả nước có nhiều trường đại học được Chính phủ giao đào tạo nhân lực cho ngành Năng lượng nguyên tử là Đại học Điện lực (Hà Nội), Đại học Đà Lạt (Lâm Đồng), Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG TPHCM), Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Nhằm khuyến khích sinh viên theo học các ngành học Năng lượng hạt nhân, Chính phủ đã đưa ra các chính sách ưu đãi đối với sinh viên theo học ngành này, đặc biệt sinh viên xuất sắc sẽ được gửi sang đào tạo lại Cộng hòa Liên bang Nga, Nhật Bản.

Nhu cầu nhân lực cho các ngành Công nghệ hạt nhân là rất lớn, đặc biệt là phục vụ trực tiếp cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong tương lai, do vậy để kịp đào tạo nhân lực phục vụ sự phát triển của ngành Công nghệ hạt nhân, đã có nhiều chương trình đào tạo với những ưu đãi lớn đã được triển khai. Tốt nghiệp các ngành Công nghệ, Năng lượng hạt nhân với trình độ kỹ sư, sẽ có nhiều cơ hội việc làm cho các bạn, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội học tập phát triển lên.

Thêm nữa, các kỹ sư Công nghệ hạt nhân không chỉ làm việc trong ngành Điện hạt nhân, mà có thể làm việc tại các ngành có ứng dụng công nghệ hạt nhân, đặc biệt là các bệnh viện, cơ sở y tế ứng dụng y học hạt nhân, cùng nhiều doanh nghiệp, nhà máy có những đặc thù liên quan đến vấn đề hạt nhân.

Thí sinh có địa chỉ email là ngocanh...@gmail.com hỏi em đã đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào Đại học Hà Nội, chưa trúng tuyển, nay xét tuyển nguyện vọng bổ sung vẫn muốn vào trường này nhưng vẫn còn e ngại chưa tự tin thực sự với khả năng của mình?

Hộp thư tuyển sinh xin trả lời:

Năm nay, Bộ GD&ĐT cho phép các trường xét tuyển các nguyện vọng sau không bắt buộc phải có điểm trúng tuyển phải cao hơn nguyện vọng trước. Với trường hợp của bạn do không biết bạn được bao nhiêu điểm nên khó có lời khuyên chính xác. Tuy nhiên, nếu điểm thi THPT quốc gia của bạn có điểm khá cao và bạn chỉ thiếu chút ít để trúng tuyển vào Trường Đại học Hà Nội thì bạn cũng vẫn có thể hy vọng ở nguyện vọng bổ sung này.

Hộp thư tuyển sinh cho rằng nếu có sức học khá, lại thêm mong muốn xét tuyển vào Trường Đại học Hà Nội nhiều như vậy thì bạn cũng vẫn nên đăng ký thêm, nhưng lưu ý tránh vào các ngành có điểm chuẩn trúng tuyển cao. Thí sinh cũng cần lưu ý, đợt xét tuyển này, bạn lại có thêm nhiều cơ hội hơn khi có tới 3 trường và 6 ngành được đăng ký.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.