Nhờ nốt ruồi ở lòng bàn chân, nha hoàn đổi đời làm mẹ hoàng đế

Lưu thị từ một nha hoàn có thân phận thấp kém, nhờ có một nốt ruồi ở lòng bàn chân đã xoay chuyển vận mệnh, trở thành mẹ của hoàng đế.

Nhờ nốt ruồi ở lòng bàn chân, nha hoàn đổi đời làm mẹ hoàng đế

Đã là hoàng đế, phía sau cuộc đời thường có rất nhiều giai thoại thú vị. Chuyện kể rằng vào cuối thời nhà Thanh, một gia tộc lớn họ Viên vô cùng cưng chiều vị thiếu gia tên Viên Bảo Trung.

Từ nhỏ, Viên Bảo Trung đã được bồi dưỡng để trở thành người thừa kế, chăm lo việc kinh doanh của gia đình. Đặc biệt, Viên Bảo Trung không có ý định làm quan. Vì sinh ra đã ngậm thìa vàng nên vinh hoa phú quý đối với thiếu gia này không hề hiếm lạ. 

Chẳng qua là, do bẩm sinh phúc khí sâu dày, thiếu gia Viên Bảo Trung đặc biệt tin vào tử vi, tướng số.

Nho not ruoi o long ban chan, nha hoan doi doi lam me hoang de

Trong Viên phủ có một nữ nhà hoàn họ Lưu, vì không thích bó chân như những người khác, Lưu còn bị mọi người chê cười là "nha hoàn chân to". Tuy vậy, nha hoàn họ Lưu này lại có khả năng thiên bẩm là nấu ăn ngon, đặc biệt là các loại bánh nàng làm ra đều mang hương vị rất hấp dẫn, khó có thể chối từ.

Viên Bảo Trung vì quá thích ăn bánh của nha hoàn họ Lưu nên đã quyết định giữ cô lại làm nha hoàn thiếp thân, chuyên hầu hạ việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cho mình.

Nha hoàn thành mẹ hoàng đế

Một ngày nọ, khi nha hoàn họ Lưu đang giúp Viên Bảo Trung rửa chân, cô đột nhiên phát hiện vị thiếu gia bảnh bao này một nốt ruồi trên lòng bàn chân.

Cho rằng mình đoán được suy nghĩ trong lòng của nha hoàn thân cận, Viên Bảo Trung đắc ý nói: "Nốt ruồi dưới lòng bàn chân của ta vô cùng quan trọng, nói rõ tương lai ta sẽ là người đại phú đại quý".

Không ngờ, nha hoàn họ Lưu nghe xong lại cười khúc khích và nhẹ nhàng trả lời: "Thiếu gia quả thực rất biết nói đùa, lòng bàn chân của nô tì cũng có hai cái nốt ruồi, lẽ nào một nha hoàn nhỏ bé như nô tỳ sau này cũng đại phú đại quý hay sao".

Nho not ruoi o long ban chan, nha hoan doi doi lam me hoang de-Hinh-2

Vốn rất mê mẩn và tin tưởng vào tướng số, Viên Bảo Trung đột nhiên rất hứng thú với nha hoàn họ Lưu. Vị thiếu gia này lệnh cho nha hoàn họ Lưu cởi giày và tất để tận mắt xem. Sau khi xác nhận trên lòng bàn chân của nha hoàn thân cận quả thực có nốt ruồi, Viên Bảo Trung nhận định nàng nhất định là người phúc lớn mệnh lớn. Cũng vì vậy, vị thiếu gia này quyết chí lấy nàng làm vợ.

Song, vì hôn ước của Viên Bảo Trung đã được gia đình quyết từ lâu, vị thiếu gia đành ngậm ngùi nạp nha hoàn họ Lưu làm thiếp.

Sau một lần rửa chân liền bay lên cành cao, hóa thành phượng hoàng thế nhưng Lưu thị không hề được sủng ái mà kiêu căng. Dù không còn phải làm những việc nặng nhọc nhưng hàng ngày, Lưu thị vẫn cố gắng hết sức để phục vụ Viên Bảo Trung và vợ cả của thiếu gia. Nhờ vậy, nàng được cả Viên phủ yêu quý, kính trọng, không dám coi thường xuất thân nha hoàn của nàng.

Nho not ruoi o long ban chan, nha hoan doi doi lam me hoang de-Hinh-3

Lưu thị được sủng ái cũng không phụ lòng, lần lượt sinh 4 con trai, 1 con gái cho Viên Bảo Trung. Một trong những người con trai là Viên Thế Khải, thống soái tiếng tăm lừng lẫy.

Viên Thế Khải cũng là đại thần cuối thời nhà Thanh, Đại Tổng thống thứ hai của Trung Hoa Dân Quốc đồng thời là hoàng đế duy nhất của Hồng Hiến Đế chế.

Cứ như vậy, Lưu thị từ một nha hoàn có thân phận thấp kém, nhờ có một nốt ruồi ở lòng bàn chân đã xoay chuyển vận mệnh, trở thành thiếp của thiếu gia nhà giàu, cuối cùng là mẹ của hoàng đế mặc dù vị hoàng đế này chỉ ngồi trên ngai vàng vỏn vẹn có 83 ngày.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.