Nhìn xuyên thấu tường với máy quét trọng lực

Các chuyên gia quân sự Anh đã tạo ra một loại máy quét trọng lực có thể giúp con người trang bị đôi mắt của siêu nhân với năng lực nhìn xuyên tường và lòng đất.
Nhìn xuyên thấu tường với máy quét trọng lực
Nhìn xuyên thấu tường với máy quét trọng lực ảnh 1

Máy quét lượng tử hứa hẹn mở ra tầm nhìn mới cho người sử dụng.

Ngày 23/3, ông Neil Stansfield, người phụ trách công trình nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Công nghệ và Khoa học Quốc phòng Anh (DSTL), cho biết loại máy quét trọng lực này đánh dấu bước đột phá của các nhà khoa học, hoạt động theo nguyên tắc đóng băng các nguyên tử bằng tia laze rồi đo đạc các nguyên tử này bị tác động như thế nào dưới lực hút từ các vật thể lân cận. Với công nghệ này, các nhà khoa học có thể tạo ra một tấm bản đồ 3D của cả một khu vực.
Ông Stansfield cho biết thêm, loại máy quét trọng lực này có thể tạo ra nhiều lợi thế. Trước tiên và rõ ràng nhất là khả năng nhìn xuyên qua mặt đất. Nếu nhìn từ góc độ an ninh quốc gia, khả năng quan sát bên trong các hang và đường hầm tạo ra lợi thế lớn. Không những vậy, theo ông, loại thiết bị này còn không thể bị làm nhiễu bằng phương pháp chặn sóng bởi thiết không phát ra bất kì loại sóng nào.

Ở lĩnh vực phi quân sự, máy quét trọng lực có thể được ứng dụng trong việc giúp công nhân làm đường xác định các đường ống ngầm. Ngoài ra còn có ý kiến cho rằng công nghệ máy quét trọng lực có thể thay thế hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

“… Đến khoảng 5 năm trước, đây vẫn được xem là một câu chuyện phòng thí nghiệm và sẽ mất khoảng 20 - 30 năm để chúng tôi khai thác nó”, ông Stansfield nói. Tuy nhiên giờ đây ông dự đoán công nghệ máy quét trọng lực hiện vẫn đang trong quá trình tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện này sẽ sớm được đưa vào sử dụng.

Theo các chuyên gia, điều hướng trọng lực, hay còn được biết đến dưới cái tên là giác quan lượng tử, vẫn là một lĩnh vực cần nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, trong một tài liệu gần đây của DSTL, công nghệ này có “tiềm năng tăng cường hoặc tạo ra các khả năng phòng thủ mới bao gồm định vị, điều hướng, liên lạc, kiểm soát và dò tìm.

Theo baotintuc.vn
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.