Nhìn lại công tác giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế

GD&TĐ - Thời gian dài vừa qua, công tác giải phóng mặt bằng tại khu vực 1 di tích Kinh thành Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành nhanh chóng.

Công tác giải phóng mặt bằng tại khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được tiến hành nhanh chóng thời gian qua. (Ảnh: Hoàng Hải)
Công tác giải phóng mặt bằng tại khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được tiến hành nhanh chóng thời gian qua. (Ảnh: Hoàng Hải)

Cuộc di dân lịch sử gần 5.000 hộ sống trên thượng thành

Di tích Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và vua Minh Mạng (1805 -1833). Đây là Quần thể di tích có giá trị lịch sử đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại, là tài sản văn hóa vô giá của quốc gia và là một trong những kinh đô phong kiến phương Đông còn lưu giữ được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình với hệ thống thành quách, cung điện... cần được bảo tồn, tôn tạo phù hợp với Công ước quốc tế về bảo vệ di sản, văn hóa.

z6008306248949-d54c53f61a2ad7ca49d5a04ebafd0ab0.jpg
Công tác giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế thời gian qua triển khai tích cực và nhanh chóng. (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế).

Qua thời gian dài, di tích Kinh thành Huế bị xuống cấp theo những tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và do chiến tranh tàn phá, ngoài ra còn do tác động của con người.

Những người dân sống trên khu vực thượng thành, khu vực I di tích Kinh thành Huế chủ yếu do di dân từ vùng nông thôn vào thành thị, di dân do chiến tranh trong giai đoạn 1945 -1975 và gia tăng dân số tự nhiên. Theo thời gian, người dân về sống trên di tích ngày càng đông với hàng ngàn hộ.

Từ khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993, tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường công tác quản lý di tích, sử dụng đất, xây dựng và chống việc gia tăng dân số cơ học vào vùng di tích. Các hộ dân sống trên di tích không được xây dựng, sửa chữa lớn nhà cửa của mình khiến lâm vào cảnh chỗ ở bị tạm bợ, chật hẹp, vệ sinh môi trường không đảm bảo, xâm phạm nghiêm trọng di tích...

Theo đó, phương án di dời khoảng 5.000 hộ dân ra khỏi khu vực di tích rất được người dân và các cấp chính quyền ủng hộ.

z5979139011440-be382d98222a5616bdf7934f89bcbade.jpg
Sau khi di dời các hộ dân trên thượng thành tại khu vực 1 di tích Kinh thành Huế về nơi ở mới thì công tác giải phóng, dọn dẹp được các đơn vị thực hiện nhanh chóng. (Ảnh: Hoàng Hải)

Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về đề xuất cơ chế đặc thù di dời, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân trong khu vực I di tích Kinh thành Huế tại Thông báo số 26/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ và Kế hoạch số 28/KH-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về tổ chức thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với tỉnh cuối năm 2017, Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được được chia làm 2 giai đoạn.

Dự kiến sẽ có khoảng gần 5.000 hộ dân được di dời với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.500 tỷ đồng. Giai đoạn 1 thực hiện trong năm 2019 - 2023 triển khai di dời các hộ dân ở trong phạm vi khu vực Tường thành, các Eo Bầu, Hộ Thành Hào… với hơn 2.930 hộ. Giai đoạn 2, từ năm 2023 - 2025 di dời hơn 1.200 hộ dân ở các khu vực Hồ Tịnh Tâm và Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ và hệ thống hồ thuộc 4 phường nội thành cùng di tích Trần Bình Đài... Tổng kinh phí di dời, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khoảng 2.800 tỷ đồng, bằng nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.

Riêng phần hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ di dời, giải phóng mặt bằng với quy mô 73 ha, có tổng mức đầu tư 1.360 tỷ đồng, địa phương phải cân đối ngân sách để thực hiện.

Trả lại mặt bằng cho di tích Huế

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, hầu hết các hộ dân sinh sống trong khu vực I thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, đời sống khó khăn. Người dân phần lớn là lao động phổ thông, đời sống gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và kinh phí di dời của Trung ương. Ngoài ra, kinh phí địa phương bố trí để cải tạo mặt bằng nguyên trạng di tích sau khi di dời dân và thực hiện trùng tu, tôn tạo, bảo tồn di tích.

z5979138881227-0b172bcdbb8334e9384337943c852ff1.jpg
Nhiều bề mặt thượng thành đã "sạch" các hộ dân ở tạm.

Song song với việc di dân thì UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng phê duyệt và triển khai hạng mục dọn dẹp vệ sinh và hoàn trả mặt bằng sau khi di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế, với kinh phí 54 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương và giao Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Huế triển khai.

z5979139273913-e62bd2b0a1d9171d3aee820e0ba35ce8.jpg
Các tuyến đường bên dưới sát Hộ thành Hào được dọn dẹp sạch sẽ.
z5979139144702-30ac7ac07c9dfbd88c9f8308923072fc.jpg
Tương lai sẽ có các sản phẩm du lịch đặc sắc trên thượng thành thuộc Kinh thành Huế. (Ảnh: Hoàng Hải)

Từ đó Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Huế thời gian qua đã triển khai hạ giải, dọn dẹp mặt bằng đối với từng hộ sau khi bàn giao mặt bằng, triển khai công tác san gạt trả lại cao độ phù hợp theo hình thức cuốn chiếu. Khi hoàn thành công việc hạ giải và dọn dẹp thì sẽ bàn giao lại mặt bằng sạch cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý, thực hiện phát huy giá trị di tích Kinh thành Huế, khai thác phục vụ cộng đồng và hình thành các sản phẩm du lịch mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ