Nhiều tỉnh đề nghị tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16

GD&TĐ - Trước tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, ghi nhận thêm những ca mắc mới, nhiều tỉnh đã đề nghị tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16.

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến nhanh giữa Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam với 19 tỉnh, thành phố phía nam sau 10 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, lãnh đạo các tỉnh, thành phố cho biết đã triển khai nhiều biện pháp, tận dụng thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để tập trung lực lượng truy vết, xét nghiệm nhằm sớm khống chế các ổ dịch, kiểm soát tình hình.

Tuy nhiên, nhiều địa phương bày tỏ lo ngại diễn biến dịch bệnh tiếp tục phức tạp, ghi nhận thêm các ca nhiễm, một số ổ dịch mới xuất hiện khi tăng cường xét nghiệm, tầm soát trong những ngày qua.

Cùng với đó, các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ đang chịu áp lực rất lớn từ nguy cơ dịch bệnh xâm nhập khi hàng chục nghìn công nhân, học sinh, sinh viên trở về từ vùng dịch.

Vì vậy, nhiều tỉnh đề nghị tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho biết, sau khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, 19 tỉnh, thành phố khu vực phía nam, đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh, đã thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ, được người dân rất ủng hộ.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đến ngày hôm nay vẫn còn rất phức tạp. Công tác phòng, chống dịch tại một số địa phương phía nam sông Hậu, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu đi vào nề nếp, thực hiện rất nghiêm đến từng ngõ ngách nhưng số lượng ca nhiễm chưa giảm rõ rệt.

Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, một phần của tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Long An, dịch bệnh đã lây lan rất rộng và rất sâu. Để dập dịch hoàn toàn ở khu vực này, thời gian còn phải kéo dài hơn dự kiến, thậm chí phải tính bằng tháng. Tình hình ở khu vực này khác so với nhiều địa phương cùng thực hiện Chỉ thị 16 và các địa phương khác trên cả nước.

Do đó, vừa qua các bộ, ngành, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đã vào làm việc ở đây; đi cơ sở, tìm hiểu, trao đổi và thống nhất với Thành phố nhiều giải pháp điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới ở Thành phố Hồ Chí Minh. Những giải pháp này cũng áp dụng cho các vùng lân cận như một phần của tỉnh Long An, Đồng Nai và Bình Dương.

Mục tiêu của cả nước nói chung, 19 tỉnh, thành phố khu vực phía nam nói riêng là làm sao dịch không lây lan, phải giảm được ca F0. Cùng với mục tiêu giảm ca F0, Thành phố Hồ Chí Minh và một phần của tỉnh Long An, Đồng Nai và Bình Dương còn phải thực hiện mục tiêu cấp thiết nhất trong giai đoạn trước mắt là phải giảm được tỉ lệ tử vong, giảm số lượng bệnh nhân có diễn biến nặng lên.

Trước đó, vào ngày 17/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký văn bản đồng ý cho 16 tỉnh, thành sẽ giãn cách theo Chỉ thị 16 để chống dịch là: Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau và Kiên Giang.

Trước đó, 3 tỉnh, thành gồm: TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai cũng đang áp dụng Chỉ thị 16.

Thời gian thực hiện giãn cách 14 ngày. Thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp giãn cách xã hội đối với các tỉnh, thành phố bổ sung do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, nhưng không muộn hơn 0h00 ngày 19/7.

Thủ tướng lưu ý, các cơ quan thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị 16; chú ý đảm bảo nguồn vật tư, trang thiết bị, nhân lực y tế, nhất là đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế; Đồng thời bảo đảm an ninh, an toàn, an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu; đặc biệt chú ý nâng cao hiệu quả điều trị, ưu tiên tối đa nguồn lực cho các ca bệnh nặng.

Thủ tướng kêu gọi nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tự lực, tự cường; chia sẻ, ủng hộ, hưởng ứng và nghiêm túc thực hiện chỉ thị 16, chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện nghiêm 5K.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.