Nhiều phát hiện mới tại “Nghĩa địa tàu cổ đắm” ở Quảng Ngãi

Các chuyên gia khảo cổ dưới nước vừa phát hiện nhiều mảnh gốm sứ và các phiến đá cổ dưới ở vùng biển đảo Bé, Lý Sơn (Quảng Ngãi), được cho là dấu tích của hai con tàu cổ đắm nằm lại ở vùng biển này.

Nhiều phát hiện mới tại “Nghĩa địa tàu cổ đắm” ở Quảng Ngãi
Nhiều phát hiện mới tại “Nghĩa địa tàu cổ đắm” ở Quảng Ngãi ảnh 1

Vị trí tàu cổ chở đá. Ảnh: Công ty Đoàn Ánh Dương cung cấp

Những phát lộ mới nhất cho cái nhìn rõ hơn về vùng biển “Nghĩa địa tàu cổ đắm” ở Quảng Ngãi, đồng thời mở ra tiềm năng du lịch tìm về quá khứ dưới đáy biển.

Những mảnh gốm sứ có hình hoa dây độc đáo được cho là có niên đại khoảng thế kỷ XV-XVII, cùng với các phiến đá cổ được gia công mài nhẵn được tìm thấy ở độ sâu 4-10m dưới đáy biển, theo ghi nhận ban đầu là đá sa thạch, một vật liệu xây dựng phổ biến ở nhiều thế kỷ trước.

Căn cứ vào những hiện vật này, các chuyên gia cho rằng Lý Sơn có dấu tích của tàu cổ chìm, bởi đây từng là nơi có giao thương hàng hải với thế giới bên ngoài từ rất sớm.

Vị trí tàu cổ chở gốm sứ cổ. Ảnh: Công ty Đoàn Ánh Dương cung cấp
Vị trí tàu cổ chở gốm sứ cổ. Ảnh: Công ty Đoàn Ánh Dương cung cấp

Thạc sỹ Nguyễn Tuấn Lâm– Chuyên gia Khảo cổ học dưới nước của Công ty CP Đầu tư& Phát triển Đoàn Ánh Dương, người trực tiếp tham gia khảo sát ở vùng biển Lý Sơn nhận định, nếu khảo sát kỹ hơn cả vùng biển Lý Sơn thì có khả năng tìm ra nhiều tàu cổ hơn nữa.

Từ thời năm 1999 đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện 10 tàu cổ đắm ở các vùng biển Quảng Ngãi, tập trung nhiều nhất ở khu vực Bình Châu(H. Bình Sơn, gần đảo Lý Sơn). Theo quan điểm của các chuyên gia khảo cổ, vùng biển Bình Châu-Bình Sơn thực sự là một “nghĩa địa tàu cổ đắm” với những phát lộ liên tục trong những năm qua. Điều này gợi lại ký ức về con đường hải hàng từng tồn tại nhiều thế kỷ trước.

Nhà thám hiểm người Anh William Dampier đã đến hòn Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) và các đảo ven bờ khác trong khi giong buồm chu du từ Côn Sơn ( Côn Đảo) ra hướng bắc. Theo miêu tả của Dampier trong cuốn "Một chuyến du hành đàng ngoài" năm 1688, đây là những hòn đảo có nhiều tàu thuyền tới lui để giao thương buôn bán. Dampier cũng đề cập tới những con tàu bị đắm, và giới cai trị khét tiếng với việc nô dịch hà khắc những thủy thủ bị chìm tàu.

Ông Nguyễn Đăng Vũ-Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ngành văn hóa đang phân vân giữa phương án giữ nguyên hiện trạng xác tàu dưới đáy biển hay đưa về bảo tàng để phục vụ nghiên cứu, tham quan du lịch. Việc cân nhắc giữa các phương án sẽ dựa trên tham vấn ý kiến các chuyên gia khảo cổ trong thời gian tới.

Theo Lao động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.