Nhiều khu đô thị mới "vắng bóng" trường học

GD&TĐ - Với số vốn đầu tư lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng, thu hút hàng chục ngàn cư dân đến định cư nhưng hiện nay, nhiều khu đô thị mới của Hà Nội vẫn không thể xây dựng trường học theo đúng quy hoạch.

Thế hệ tương lai Ảnh:MH
Thế hệ tương lai Ảnh:MH

Ban Văn hóa- xã hội, Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội vừa có báo cáo kết quả giám sát việc đầu tư cơ sở vậ chất, xây dựng trường học tại các khu đô thị trên địa bàn từ năm 2016 đến nay.

Từ năm 2016 đến hết tháng 3/2019, trên địa bàn thành phố có 147 dự án nhà ở thương mại, 13 dự án nhà ở xã hội, 11 dự án nhà ở tái định cư. Một số dự án đã đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng xã hội, trong đó có trường học, đem đến tiện ích đầy đủ cho người dân.

Tuy nhiên, nhiều dự án khu đô thị mới, khu nhà ở có quy hoạch đất xây dựng nhà trẻ, trường THPT, nhưng việc đầu tư xây dựng chưa đảm bảo đồng bộ, chậm xây dựng công trình trường học, nhà trẻ so với tiến độ xây dựng nhà ở trong dự án.

Có thể kể đến khu đô thị mới Phùng Khoang, khu nhà ở Đài phát thanh Mễ Trì, khu đô thị Xuân Phương Viglacera, khu đô thị thành phố giao lưu, khu đô thị Ngoại giao đoàn, khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh, khu nhà ở Cổ Nhuế, khu nhà ở Quang Minh- Vinaconex 2, khu đô thị Lê Trọng Tấn – Geleximco, khu đô thị mới Vân Canh, khu nhà ở Vĩnh Hoàng, khu đô thị Ao Sào, khu đô thị Cầu Bươu, khu nhà ở Thạch Bàn, khu đô thị Đặng Xá, khu đô thị Pháp Vân- Tứ Hiệp, khu đô thị Việt Hưng...

Một số dự án đầu tư xây dựng trường học trong các khu đô thị mới, đặc biệt là các khu vực các quận trung tâm đã được chủ đầu tư chuyển nhượng lại cho các nhà đầu tư thứ cấp. Các nhà đầu tư thứ cấp này chậm triển khai nhưng các chủ dự án không đôn đốc kịp thời theo tiến độ.

Cụ thể, tại khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm đã quy hoạch 6 ô đất để xây trường học, tuy nhiên đến nay mới chỉ có 1 công trình trường tiểu học hoàn thành đưa vào sử dụng. Còn 5 ô đất quy hoạch vẫn chưa tiến hành xây dựng công trình hoặc trong thời gian thực hiện điều chỉnh quy hoạch, chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.

Khu đô thị mới Pháp Vân Tứ Hiệp cùng đã quy hoạch 6 lô đất xây dựng trường học gồm 3 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS và 1 trường THPT. Tuy nhiên, mới chỉ có 1 trường mầm non được hoàn thành, 1 lô xây trường tiểu học đang triển khai xây dựng. Còn lại các lô đất khác đang vướng quy hoạch và vẫn chưa được triển khai xây dựng.

Tại khu đô thị mới Việt Hưng, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã chuyển giao 5 khu đất trường học cho các nhà đầu tư cấp 2 nhưng đến nay mới chỉ có 1 công trình trường học hoàn thành công tác xây dựng.

Các sở ngành liên quan và UBND các quận huyện thị xã nơi có khu đô thị chưa thường xuyên cập nhật số liệu, tình hình đầu tư xây dựng trường học trong các khu đô thị trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ quản lí được giao.

Theo đánh giá của HĐND TP Hà Nội, sự chậm trễ trong việc xây dựng trường học tại các khu đô thị có nguyên nhân từ công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa được thực hiện nghiêm túc. Công tác kiểm tra, giám sát của các Sở, ngành và địa phương có nơi có lúc chỉ đạo thực hiện chưa tập trung quyết liệt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chuyện tư pháp lạ ở Mỹ

GD&TĐ - Đúng 10 ngày trước khi chính thức nhậm chức, ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án hình sự.

Ông Trần Huy Tuấn, Bí thư tỉnh Yên Bái thăm và chúc mừng ngành GD-ĐT nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Giáo dục Yên Bái vượt khó

GD&TĐ - Còn nhiều trở ngại do điều kiện kinh tế, thiên tai nhưng ngành GD-ĐT Yên Bái vượt khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.