Theo đó hàng loạt các hoạt động và nhiệm vụ được đặt ra như: Hội thảo quốc gia “Thực trạng trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) và nhu cầu phát hiện sớm, can thiệp sớm; Tổ chức chuyên đề “Mô hình phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục trẻ RLPTK dựa vào cộng đồng” trong Hội thảo quốc tế về giáo dục trẻ rối loạn phát triển lần thứ hai; Khảo sát, đánh giá thực trạng, hiệu quả các dịch vụ và mô hình giáo dục của người khuyết tật; Nghiên cứu mô hình phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục cho trẻ em RLPTK Việt Nam dựa vào gia đình và cộng đồng trong nước và quốc tế; Xây dựng hướng dẫn và tài liệu về các mô hình giáo dục trẻ khuyết tật tại cộng đồng phù hợp với thực tế các vùng miền Việt Nam…
Các đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp thực hiện gồm: Vụ GDMN; Vụ GDTH; Vụ GDTrH; các Sở GD&ĐT tỉnh/TP; Trường ĐHSP Hà Nội; Viện KHGDVN…
Trong suốt quá trình thực hiện đề án từ 2019 - 2025, các đơn vị chức năng được giao nhiệm vụ ngoài phối hợp tổ chức thực hiện còn phải tiến hành kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn khi thực hiện đề án tại các địa phương.