Nhiều địa phương ở Thanh Hoá lên phương án di dời dân

GD&TĐ - Để chủ động ứng phó với bão Wipha, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lên phương án di dời dân khi có tình huống xảy ra.

Người dân đang gia cố đê biển ứng phó bão Wipha.
Người dân đang gia cố đê biển ứng phó bão Wipha.

Theo dự báo, Thanh Hóa là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Wipha. Địa phương này đang khẩn trương, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bão với tinh thần chủ động, không để bị động, bất ngờ, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Thực hiện các Công điện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các xã địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đã kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; thành lập tổ thường trực, lực lượng xung kích; xây dựng các phương án chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, nhân lực để chủ động ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”.

3e27cf81f8c2719c28d3.jpg
Lực lượng Đồn Biên phòng Hoằng Trường họp triển khai phương án đối phó trước cơn bão Wipha.

Đến thời điểm này, nhiều địa phương trên địa bàn đã lên phương án di dời người dân đến nơi an toàn.

Theo ghi nhận, tại xã Trung Chính, có 5 điểm xung yếu là các cống qua đê; 9 khu dân cư ven sông có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu nước lũ dâng.

Khi có lũ lụt trên mức báo động 2 đến báo động 3, toàn xã có 59 hộ/182 nhân khẩu cần phải di dời. Trong đó, sơ tán tại chỗ 6 hộ/29 nhân khẩu; sơ tán tập trung 53 hộ/158 nhân khẩu.

Theo thống kê của xã Hoa Lộc, tại khu vực trọng điểm kè Yên Ổn có hơn 1.000 hộ dân sinh sống ven đê cần phải sơ tán khi có nguy cơ xảy ra vỡ đê. Địa điểm sơ tán dân được địa phương xác định là Trường THCS Quang Lộc và Trường Tiểu học Quang Lộc. Số dân cư sinh sống tại khu vực cửa sông cần phải sơ tán khi có bão là hơn 1.700 hộ địa điểm sơ tán là Trường mầm Non Hoà Lộc, Trường THCS Hoà Lộc và Trường Tiểu học Hòa Lộc.

87fd0430c2704b2e1261.jpg
Người dân tìm phương án bảo vệ khu vực nuôi tôm trước khi bão Wipha ập vào.

Tại khu vực bãi sông, tuyến Hữu sông Lèn thuộc địa bàn cụm Quang Lộc cũ, số dân cần phải sơ tán khi có lũ là 66 hộ/301 khẩu, địa điểm sơ tán dân là Trường THCS Quang Lộc và Trường Tiểu học Quang Lộc.

Số dân ở vùng trũng thấp cần phải sơ tán khi có mưa lớn là 507 hộ/1.806 khẩu nằm rải rác ở các đơn vị thôn trên địa bàn xã, địa điểm sơ tán tại các nhà văn hoá thôn.

Tại xã Xuân Du, trong đợt này có 25 hộ ở khu vực có nguy cơ ngập lụt; 144 hộ ở khu vực nguy cơ sạt lở đất; 40 hộ ở khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét. Tất cả các hộ đã được thông báo, tuyên truyền và chấp hành di dời khi có tình huống xảy ra.

Tại xã Trung Chính, có 5 điểm xung yếu là các cống qua đê; 9 khu dân cư ven sông có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu nước lũ dâng. Khi có lũ lụt trên mức báo động 2 đến báo động 3, toàn xã có 59 hộ/182 nhân khẩu cần phải di dời. Trong đó, sơ tán tại chỗ 6 hộ/29 nhân khẩu; sơ tán tập trung 53 hộ/158 nhân khẩu.

Tại xã Giao An có 3 tuyến sông chảy qua, mỗi khi mưa lớn kéo dài, mực nước các sông thường lên nhanh gây ngập cục bộ và xảy ra lũ quét, chia cắt giao thông. Hiện xã đã thành lập các điểm chốt trực tại khu vực tràn sông Sạo, thôn Poọng, tràn thôn Nghịu Tượt, tràn Chiềng Lằn, tràn thôn Húng, tràn thôn Viên, tràn thôn Chiềng Nang.

Các địa phương cũng chủ động tổ chức vận chuyển cát, đá hộc đến các điểm xung yếu trên các tuyến đê, sẵn sàng lực lượng để triển khai công tác ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ