Nhiều cơ quan báo chí vi phạm Luật trẻ em do tiết lộ thông tin đời tư

Nhiều cơ quan báo chí vi phạm Luật Trẻ em do tiết lộ thông tin đời tư của nạn nhân là trẻ em.

Nhiều cơ quan báo chí vi phạm Luật trẻ em do tiết lộ thông tin đời tư

Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, những vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra thời gian gần đây như vụ bé gái 9 tuổi ở Chương Mỹ, Hà Nội hay vụ việc xảy ra ở tỉnh Bắc Giang (cha ruột xâm hại con) cho thấy, nhiều cơ quan truyền thông đang vi phạm Luật Trẻ em, vi phạm nghị định 156 của Chính phủ khi đưa tin quá chi tiết những hình ảnh, những thông tin bí mật đời tư của nạn nhân là trẻ em.

Trên mạng xã hội đã bắt đầu có một luồng dư luận phản ứng đối với lương tâm, trách nhiệm của người làm báo tại một số kênh truyền thông.

nhieu co quan bao chi vi pham luat tre em do tiet lo thong tin doi tu tre em hinh 1
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội)

Liên quan đến việc tiết lộ thông tin của nạn nhân bị bạo lực, xâm hại, Cục trưởng Cục trẻ em Đặng Hoa Nam nhấn mạnh: Đây là hành vi vi phạm Luật trẻ em 2016, vi phạm quyền trẻ em vì trực tiếp để lộ những hình ảnh, thông tin bí mật đời tư của các em. Cục Trẻ em đã chính thức gửi công văn tới Cục Báo chí, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông), đề nghị các cơ quan này với chức năng là đơn vị quản lý, tham mưu cần phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương để nhắc nhở những vi phạm.

Ông Đặng Hoa Nam cho biết, dù báo chí không đưa tên của các cháu bé, nhưng việc đưa ra một địa chỉ cụ thể như nơi ở, trường học… thì những người xung quanh đều biết đó là ai. Như vậy, không khác gì các em bị xâm hại một lần nữa đau đớn hơn, thậm chí là chặn luôn tương lai sau này của em.

 “Về lâu dài cần tham mưu để hoàn thiện, cụ thể hơn những chế tài pháp luật để xử lý những cá nhân, những cơ quan báo chí mà vi phạm nguyên tắc về bí mật đời tư của công dân nói chung trong đó có trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em và Nghị định 156 của Chính phủ. Sắp tới chúng tôi sẽ tăng cường làm cái này và theo đề xuất ban đầu của chúng tôi theo hướng, pháp luật cần phải quy định, rất nhiều quốc gia đã làm việc này rồi, đối với truyền thông đại chúng, đối với cơ quan báo chí, tuyệt đối không đưa thông tin về nạn nhân mà chỉ đưa thông tin về thủ phạm, nghi phạm và tiến trình tư pháp thôi.  Chúng ta bảo vệ trẻ em nhưng vô tình gây bức xúc trong xã hội”.

Đối với nạn bạo lực học đường liên tiếp xảy ra thời gian qua, ông Đặng Hoa Nam cho biết, Bộ Lao động-Thương và Xã hội đã có ý kiến đề nghị các cơ quan chức năng ngay lập tức phải triển khai những biện pháp tích cực hơn nữa để ngăn  hặn tình trạng này. Bộ Lao động-thương binh và Xã hội đã đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tích cực hơn nữa trong việc triển khai công tác tham vấn, tư vấn tâm lý cho học sinh để nắm bắt tâm lý học sinh, tâm lý giáo viên và những vấn đề xảy ra trong trường học nhằm kịp thời xử lý, giải quyết.

Về những chế tài xử lý vi phạm đối với đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật, Ông Đặng Hoa Nam cho biết, không đồng ý với quan điểm, pháp luật Việt Nam cần phải tăng hình phạt, đặc biệt là mức xử lý hình sự đối với các đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật. Điều này là trái với tinh thần của Công ước Liên Hợp Quốc về trẻ em, trái với các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em, trái với các chính sách, nguyên tắc phát triển, tiến bộ về giáo dục và tạo cơ hội cho trẻ em, trong đó có trẻ em vi phạm pháp luật.

“Không chỉ có nhà trường và các cơ quan quản lý nhà nước, còn gia đình đứng ở đâu. Từ bài học phải xử lý pháp luật nghiêm đối với người giám hộ, đối với cha mẹ, đây không phải là tất cả những là một trong những giải pháp góp phần làm giảm thiểu bạo lực trong trường học bằng việc giáo dục học sinh hiểu biết pháp luật, tôn trong danh dự, nhân phẩm và thân thể bạn học của mình. Những sự việc đau lòng liên tiếp xảy ra, chúng ta phải làm tích cực hơn nữa để làm sao ngăn chặn được bạo lực học đường”, ông Đặng Hoa Nam đề nghị.

Theo VOV.VN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.