Nhiều chuyên gia, bác sĩ hàng đầu thế giới đến Đà Nẵng chia sẻ kinh nghiệm

GD&TĐ - Hội nghị là diễn đàn để y bác sĩ các bệnh viện trong cả nước có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật và ứng dụng các kỹ thuật mới.

Các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu thế giới đến Đà Nẵng trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm. Ảnh: Hoàng Vinh
Các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu thế giới đến Đà Nẵng trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm. Ảnh: Hoàng Vinh

Ngày 29/9, Bệnh viện Đà Nẵng tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế 2023. Hội nghị đã thu hút hơn 700 đại biểu là các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ nổi tiếng đến từ các Bệnh viện, các Viện, Trường trong nước và nước ngoài tham dự.

Hội nghị là diễn đàn để các đồng nghiệp đang công tác tại các bệnh viện trong cả nước có cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật và ứng dụng các kỹ thuật mới, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị.

Theo Bệnh viện Đà Nẵng, trong những năm qua, nhiều kỹ thuật cao đã được áp dụng thường quy tại Bệnh viện Đà Nẵng như ghép thận, mổ tim hở, siêu lọc máu, thay huyết tương, can thiệp mạch trong tim bẩm sinh, ghép thận…

Trong lĩnh vực Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đà Nẵng đã bước lên một bước tiến mới đó là ứng dụng kỹ thuật PiCCO trong theo dõi huyết động, ứng dụng thành công ECMO và kỹ thuật hạ thân nhiệt cứu sống nhiều bệnh nhân.

Trong lĩnh vực ung thư, các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị đã được đưa vào áp dụng như PET, SPET/CT, triển khai xạ trị gia tốc, điều trị đích, điều trị miễn dịch.

Chuyên gia, y bác sĩ tham gia các phiên chuyên đề tại hội nghị. Ảnh: Hoàng Vinh

Chuyên gia, y bác sĩ tham gia các phiên chuyên đề tại hội nghị. Ảnh: Hoàng Vinh

Lĩnh vực ngoại khoa cũng có những bước tiến quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi, phẫu thuật tim mạch. Đối với lĩnh vực ghép tạng, ngoài kỹ thuật ghép thận thường quy, Bệnh viện đã triển khai thành công ca ghép tế bào gốc đầu tiên, đề án ghép gan cũng đang được triển khai.

Song song với triển khai các kỹ thuật mới về lâm sàng, hệ thống kỹ thuật cao trong lĩnh vực cận lâm sàng cũng đã được đầu tư, triển khai một cách đồng bộ…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS.BS Lê Đức Nhân – Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho rằng, Hội nghị là dịp gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm giữa các Giáo sư, các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học trong cả nước.

TS.BS Lê Đức Nhân - Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hoàng Vinh

TS.BS Lê Đức Nhân - Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hoàng Vinh

“Tại Hội nghị sẽ có nhiều báo cáo, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được trình bày, trao đổi thảo luận…tham dự Hội nghị còn có nhiều giáo sư đầu ngành đến từ các nước khác nhau trên thế giới. Đây là dịp tốt để các bác sĩ, điều dưỡng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và cùng giúp cho các nhà quản lý nắm bắt và hoạch định chính sách phù hợp”, TS. BS Lê Đức Nhân nhấn mạnh.

Theo Ban tổ chức, Hội nghị với 1 phiên toàn thể, 27 phiên chuyên đề và 6 phiên tập huấn tiền Hội nghị.

Hội nghị có 165 bài báo cáo của 132 báo cáo viên trong nước và 22 báo cáo viên nước ngoài là những chuyên gia đầu ngành đầu ngành về các lĩnh vực như: đột quỵ, tim mạch, tim mạch can thiệp, nội tiết-chuyển hóa, hồi sức cấp cứu, hô hấp, tiêu hóa-gan mật, nội tiết, ung bướu-y học hạt nhân, ghép thận, phẫu thuật thần kinh-chấn thương-tạo hình; phẫu thuật tim mạch-lồng ngực, phẫu thuật tiêu hóa - tiết niệu, phẫu thuật mũi xoang và cập nhật về công tác chăm sóc điều dưỡng, an toàn người bệnh…

Nổi bật là các giáo sư, chuyên gia của Mayo Clinic – Tập đoàn BV số 1 của Mỹ; GS Takafumi Hiranaka, Bệnh viện Takatsuki (Tập đoàn Y tế xã hội Aijinkai, Osaka, Nhật Bản); TS.BS Taisei Ota - Giám đốc Bệnh viện Ota Memorial (Nhật Bản); BS Yoshitaka Nakai, Bệnh viện Katsura (Kyoto, Nhật Bản); GS. Sang Jin Shin, BV Đại học Phụ nữ Ewha (Hàn Quốc); Bác sĩ phẫu thuật Look Chee Meng Melvin - Giám đốc trung tâm phẫu thuật PanAsia Surgery Singapore...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống Buk-M3 xuất hiện tại chiến trường Ukraine.

Vũ khí chuyên săn lùng ATACMS, Storm Shadows

GD&TĐ - Theo kênh Tvzvezda, phiên bản mô-đun của tổ hợp đánh chặn Buk-M3 ra đời chuyên để săn lùng vũ khí phương Tây, trong đó có tên lửa ATACMS, Storm Shadows.
Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.
Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.