Nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

GD&TĐ - Từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với nhiều chính sách hỗ trợ đã giúp cho đồng bào các DTTS tại Hà Giang cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các công ty, doanh nghiệp, các xã, thị trấn tổ chức tư vấn, tuyên truyền xuất khẩu lao động cho nhân dân.
Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các công ty, doanh nghiệp, các xã, thị trấn tổ chức tư vấn, tuyên truyền xuất khẩu lao động cho nhân dân.

Triển khai đồng bộ các chính sách

Quản Bạ là huyện vùng cao, biên giới phía Bắc của tỉnh Hà Giang, là cửa ngõ của vùng Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Huyện Quản Bạ tập trung 16 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 60%, dân tộc Dao chiếm 14%, dân tộc Tày chiếm 9%, còn lại là các dân tộc khác. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, có chiều dài 54.32 km đường biên với 5 xã và 21 thôn bản, phía Đông giáp huyện Yên Minh, phía Nam giáp huyện Vị Xuyên.

Những năm qua, huyện Quản Bạ đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, trong đó đặc biệt chú trọng các hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để vươn lên giảm nghèo bền vững.

Hiện huyện Quản Bạ có 52,73% dân số là hộ nghèo, số hộ cận nghèo chiếm 12,84%. Toàn huyện có trên 1.400 hộ nghèo, cận nghèo cần xây mới, sửa chữa nhà ở. Do đó, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân đã linh hoạt lồng ghép các chương trình, dự án từ chính sách của Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, chất lượng đối với từng địa bàn.

Năm 2022, huyện được ngân sách cấp trên 85,1 tỷ đồng nguồn vốn chương trình giảm nghèo và giải ngân được hơn 34 tỷ đồng. Năm 2023, huyện tiếp tục được giao ngân sách trên 173,2 tỷ đồng, đã giải ngân được hơn 2,2 tỷ đồng. Từ nguồn ngân sách được giao huyện đã sử dụng để đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới 4 công trình giao thông; 1 công trình giáo dục; 1 công trình nước sinh hoạt; 1 công trình thủy lợi.

Huyện đã triển khai được 14 mô hình giảm nghèo tại cộng đồng. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, khó khăn với 7 lớp dạy nghề. Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các công ty, doanh nghiệp, các xã, thị trấn tổ chức tư vấn, tuyên truyền xuất khẩu lao động cho nhân dân. Giảm nghèo về thông tin, huyện đã lắp đặt 9 cụm loa truyền thông internet tại 9 thôn trên địa bàn xã biên giới Bát Đại Sơn với tổng kinh phí 287 triệu đồng.

Thông qua nhiều chính sách hỗ trợ, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Thông qua nhiều chính sách hỗ trợ, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Thêm nguồn lực vươn lên thoát nghèo

Tại xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang năm 2023, toàn xã có 180 hộ được hỗ trợ tiền mua lợn giống và 45 hộ được hỗ trợ mua bò giống để phát triển chăn nuôi, nâng cao sinh kế. Chính quyền địa phương đã chú trọng công tác khảo sát, lựa chọn đúng đối tượng để hỗ trợ; thường xuyên bám sát, tư vấn kĩ thuật, hỗ trợ các gia đình trong quá trình chăn nuôi. Qua đó, giúp các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ dân là đồng bào DTTS có thêm nguồn lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhận tiền hỗ trợ mua con giống để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, bà Ngọc Thị Trâm, thôn Thanh Long, xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ chia sẻ: Gia đình tôi thuộc hộ cận nghèo, từ nguồn vốn của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, gia đình nhận được số tiền hỗ trợ 7,5 triệu đồng để mua lợn giống. Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước đến nay nhà tôi đã có đàn lợn đen 10 con để phát triển chăn nuôi, qua đó chúng tôi có thêm thu nhập, cải thiện đời sống khó khăn.

Tuy nhiên, việc triển khai các chương trình giảm nghèo đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện nay vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như việc ban hành các văn bản hướng dẫn của cấp trên chưa cụ thể, chồng chéo, không thống nhất và chậm nên khó xác định được phạm vi, đối tượng được thụ hưởng và vùng được đầu tư.

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế địa phương đang tiếp tục đề nghị tỉnh đề xuất với Trung ương cho chủ trương hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo đang hỗ trợ nhà ở thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, được hỗ trợ vay vốn Ngân hàng Chính sách xây mới, sửa chữa nhà ở như các hộ thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS. Cho chủ trương hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo, cận nghèo xây dựng nhà vệ sinh…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.