Ngoài ra, trong các giải thưởng của Ban tổ chức, có rất nhiều đề tài đạt giải cao đến từ các trường miền núi phía Bắc - những địa phương có điều kiện học tập còn gặp rất nhiều khó khăn.
Đề cao khả năng sáng tạo của học sinh
Đánh giá về kết quả cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh phổ thông năm 2015 khu vực phía Bắc vừa kết thúc, PGS.TS Mai Sỹ Tuấn - Trưởng ban giám khảo cho biết: Ban giám khảo đã làm việc công bằng, nghiêm túc với các tiêu chí rõ ràng, quy trình chấm thi khách quan.
Ban giám khảo không chỉ chú ý tới báo cáo khoa học được in sẵn mà chú trọng vào học sinh, tìm hiểu xem các em đã làm việc thế nào, tư duy ra sao, tiến trình làm thí nghiệm thế nào.
Vì vậy, những học sinh tham gia cuộc thi KHKT cần phải làm việc chủ động, luôn phải tìm tòi để đổi mới- đúng theo tác phong làm việc của một nhà khoa học.
Như Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nhắn nhủ: Cuộc thi khoa học kĩ thuật là góp phần tích cực và đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Chính vì vậy, Ban giám khảo đã bám chắc vào tiêu chí cuộc thi, qua đó kiểm tra tiến trình làm khoa học nhưng hết sức chú ý đến khả năng sáng tạo, sự tìm tòi đổi mới của học sinh, không khuyến khích những nghiên cứu chỉ mang tính minh họa.
Năm nay là năm thứ 3 Bộ GD&ĐT tổ chức Cuộc thi cấp quốc gia. Cuộc thi năm nay có quy mô lớn hơn năm ngoái, ở các tỉnh phía Bắc có tất cả 31 đơn vị dự thi, với 205 đề tài thuộc 14 lĩnh vực khoa học – kỹ thuật (trong 7 nhóm) và sự tham gia của 371 thí sinh.
Nếu tính cả những vòng thi ở cấp trường, cấp tỉnh thì số lượng các bạn trẻ tham gia nghiên cứu khoa học là khá lớn – tạo nên một phong trào rộng rãi trong toàn quốc, và có thể đó là tiền đề cho hoạt động sáng tạo của tuổi trẻ.
Tuy vậy, thành công của cuộc thi không chỉ là số lượng đề tài mà là sự nhiệt tình, tính chủ động, sự say mê với nghiên cứu khoa học của các em học sinh.
Nhiều nhà khoa học cho rằng: chính sự nhiệt tình, tự tin của các em đã truyền cảm hứng cho các nhà khoa học, nhiều học sinh và nhiều dự án đem lại sự thích thú cho các thành viên Ban giám khảo.
Một điều minh chứng thêm cho sự nhiệt tình và tự tin của các em học sinh là Cuộc thi năm nay có nhiều đề tài dự thi của học sinh THCS và nhiều đề tài đã đạt giải.
Có 55 dự án của học sinh THCS (so với 150 dự án của THPT- chiếm 1/3 số lượng đề tài). Các em lớp 9 còn nhỏ tuổi và chưa được học nhiều kiến thức như các anh chị lớp 11 và lớp 12, nhưng đã “thách thức” các anh chị bằng sự sáng tạo của chính mình và nhiều em thành công.
Ban giám khảo cũng đã chấm đề tài của các em THCS cũng giống với các đề tài khác một cách công bằng, và đánh giá rất cao tính sáng tạo và ý nghĩa thực tiễn của các đề tài này.
![]() |
Đề tài “Những tác động làm thay đổi hành vi tảo hôn của học sinh nữ dân tộc H’mông ở Trường THCS Điện Biên Đông” được BTC đánh giá cao về tính nhân văn |
Nhiều đề tài thú vị, mang tính thực tiễn và nhân văn
Theo đánh giá của Hội đồng Ban giám khảo, các đề tài của học sinh THCS thường bắt nguồn từ yêu cầu thực tiễn, từ cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như, “Thiết bị cảnh báo gặp nạn trong nhà tắm, nhà vệ sinh”, “Thiết kế bàn học sinh hỗ trợ dạy – học tích cực”, “Thiết kế bàn học hỗ trợ giảm mắc tật cận thị cho học sinh”.
Một số đề tài thể hiện ý tưởng không có giới hạn như: “Rô bốt địa hình” của học sinh THCS, máy nhỏ nhưng chở được cả 2 tác giả ngồi lên trên. Và ý tưởng lớn hơn là các đề tài có nhiều cái không như: “Chế tạo xe điện không người lái, không vô lăng và không điều khiển từ xa”
Ban giám khảo cũng rất ấn tượng với các đề tài của các em thuộc dân tộc ít người đến từ các tỉnh vùng cao, Đề tài của các em mang tính thực tiễn và nhân văn rất cao vì nó được xuất phát từ cuộc sống của chính các em, của chính đồng bào dân tộc của em.
Có thể đề tài còn đơn giản, nhưng lại là những gợi ý rất có ý nghĩa cho sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với thực tiễn.
Đề tài “Giấy nháp đa năng” – giấy nháp nhưng lại có thể xóa, không phải mua mà có thể tự làm, lại có thể gấp vào trong sách và không bị để quên ở nhà, nếu cần có thể dùng để bọc lại sách. Đó là đề tài của học sinh người Mông, trường THCS ở vùng rất xa xôi – Mù Căng Chải.
Tính nhân văn trong các dự án khá cao, khiến cho phần trình bày của các em đem lại những thiện cảm sâu sắc. Ví dụ như các đề tài: “Gậy thông minh dùng cho người khiếm thị”; “Đèn giao thông thông minh giúp giảm tai nạn giao thông”; “Rô bốt ngư dân để cho cha mẹ không phải lội xuống nước đánh cá, dọn rác”; “Những tác động làm thay đổi hành vi tảo hôn của học sinh nữ dân tộc H’mông ở Trường THCS Điện Biên Đông”.
Nhiều đề tài thể hiện tính tự hào của địa phương như: “Bảo tồn giống gà 6 ngón ở Mẫu Sơn”.
PGS.TS Tuấn cũng cho hay, năm nay số lượng các đề tài xã hội và hình vi theo quan niệm của chúng tôi là những đề tài rất khó và mang tính nhân văn cao.
Đề tài với tình yêu đất nước “Biển đảo Việt Nam và sự quan tâm của bạn” của học sinh Hải Phòng; “Hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa...” của học sinh Hà Nội là những đề tài được nhiều người khen ngợi.
“Qua cuộc thi, chúng tôi thấy rõ sự nhiệt tình và công sức của các thầy cô giáo, phụ huynh và các nhà khoa học đã tham gia tư vấn và hướng dẫn các em.
Phải nói với các em rằng, các em có được những người thầy và người cô nhiệt tình với các em như vậy là một niềm hạnh phúc lớn. Sự tham gia của các nhà khoa học trợ giúp trong việc thực hiện ý tưởng của chính các em cũng là một thành công của Cuộc thi” – PGS.TS Mai Sỹ Tuấn bày tỏ.
Đại diện thành viên Ban giám khảo cũng cho biết thêm, trong tổng số 205 dự án dự thi có 43 dự án được lọt vào vòng 2, đó là những dự án có chất lượng cao thuộc cả 7 nhóm lĩnh vực nghiên cứu. Có cả dự án khoa học, dự án kỹ thuật và dự án về khoa học xã hội – hành vi.
Có rất nhiều dạng đề tài, nhưng Ban giám khảo rất mong các cơ sở đào tạo hãy khuyến khích các em xây dựng các đề tài nghiên cứu xuất phát từ chính suy nghĩ của các em, sẽ đem lại nhiều điều lý thú, đôi khi là thành công bất ngờ. Và như vậy sẽ đạt được mục đích là các em sẽ năng động hơn, tích cực và sáng tạo hơn.
Phần lớn các đề tài có nội dung và phương pháp nghiên cứu phù hợp, thực hiện tiến trình nghiên cứu, ghi chép nhật trình và trình bày báo cáo khoa học theo đúng yêu cầu của một công trình khoa học.
Đa số các dự án có tính sáng tạo ở mức độ khác nhau. Nhiều đề tài tiếp cân những vấn đề lớn có tính khái quát hoặc cần những kỹ thuật phòng thí nghiệm. Điều này giúp rèn luyện năng lực nghiên cứu khoa học của các em.
Nhiều đề tài khoa học, và phần trình bày của nhiều em đã chú ý tới việc vận dụng kiến thức học được trên lớp vào nghiên cứu khoa học. Nhìn chung các đề tài năm nay chuẩn bị khá công phu và đúng theo quy định của một công trình khoa học dự thi, một số chuẩn bị rất công phu.
“Tuy vậy, cũng còn một vài hạn chế. Hạn chế lớn nhất của các đề tài là ý tưởng và nguyện vọng thì có, đối khi là ý tưởng khá lớn nhưng chưa có đủ thời gian, kiến thức và các điều kiện cần thiết để thực hiện ý tưởn của mình. Cũng vì vậy mà kết quả chưa thật rõ và đôi khi kết luận còn mang tính chủ quan” – PGS.TS Mai Sỹ Tuấn đánh giá.
Dánh sách các học sinh đạt giải toàn cuộc:
Giải | Tên đề tài | Tác giả | |
Nhất | 1 | Thiết bị đưa nước lên cao dùng sức nước | Nguyễn Tuấn Hùng, Trần Ngọc Vũ (THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ- Hòa Bình) |
2 | Quy trình xanh chuyển hóa phế phụ phẩm nông nghiệp thành nhựa sinh học | Đinh Bảo Ngọc, Lê Minh Hiếu (THPT chuyên Đại học Sư phạm) | |
3 | Tuyển chọn chủng vi khuẩn Bacillus từ ruột tôm để tạo chế phẩm probiotic giúp nâng cao chất lượng và sản phẩm tôm nuôi | THPT Chuyên KHTN | |
Nhì | 4 | Robot cứu hộ đa năng | Nguyễn Văn Hoan (THPT Lạng Giang số 2 – Bắc Giang) |
5 | Nghiên cứu một số chất chỉ thị có nguồn gốc tự nhiên ứng dụng trong thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông | Trịnh Việt Hùng, Thân Thị Hải Ninh (THPT Chuyên Bắc Ninh) | |
6 | Hệ thống lọc bụi không khí cho các xưởng sản xuất chế biến gỗ làng nghề | Nguyễn Tiến Chiến (THPT Lý Thái Tổ- Bắc Ninh) | |
7 | Nghiên cứu chế tạo vật liệu thu gom xử lý dầu tràn có chứa hạt nano sắt từ | Hoàng Minh Quang, Đinh Tiến Dũng (THPT Nguyễn Tất Thành -Hà Nội) | |
8 | Dùng lò vi sóng tạo ra plasma để khử trùng | Phạm Quỳnh Nhi, Hà Thế Trung (THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) | |
9 | Nghiên cứu ứng dụng của Phycobiliprotein trong nâng cao hiệu suất của pin mặt trời sử dụng chất nhạy sáng | Đậu Hoàng Quân, Trần Duy Anh Nguyên (THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) | |
10 | Học sinh trung học với truyện ngôn tình Trung Quốc- Thực trạng và giải pháp | Lê Yến Linh, Nguyễn Thị Minh Hòa (THPT Chuyên Trần Phú- Hải Phòng) | |
11 | Hệ thống tách chiết nước ngọt đa năng dành cho người dân ven biển, hải đảo | Lưu Việt Hải, Đào Việt Trinh (THPT Chuyên Lào Cai) | |
12 | Đèn giao thông thông minh | Nguyễn Gia Tân, Hoàng Trung Hiếu (THPT số 1 Bảo Yên- Lào Cai) | |
13 | Nghiên cứu tác động của Insulin qua đường nhỏ mũi đến trí nhớ không gian và khả năng điều chỉnh nhận thức ở chuột | Trần Minh Hiếu, Lê Hoàng Nhất (THPT Chuyên Lam Sơn- Thanh Hóa) | |
14 | Bàn học thông minh | Trần Đình Thái, Đinh Thị Ánh (THCS Bồ Sao- Vĩnh Phúc) | |
15 | Robot ngư dân | Lê Đức Mạnh, Nguyễn Thị Hồng Nhung (THCS Hoàng Lâu- Vĩnh Phúc) | |
16 | Robot địa hình | Hoàng Xuân Long, Lê Văn Minh (THCS Tam Dương- Vĩnh Phúc | |
17 | Nghiên cứu khả năng hạ lipid máu của cao chiết penol từ lá cây sen hồng | Hoàng Anh Tùng, Phạm Thị Huyền (THPT Chuyên Vĩnh Phúc) | |
18 | Nghiên cứu khả năng làm sáng da của chiết xuất lõi gỗ mít | Lê Việt Hoa, Phạm Thị Nhàn (THPT Chuyên ĐH Sư phạm) | |
19 | Nghiên cứu chiết xuất CT-1 từ cây khổ sâm cho lá và tác dụng kháng ung thư phát triển trên chuột thiếu hụt miễn dịch | Cao Minh Hùng, Trịnh Hồng Anh (THPT Chuyên KHTN) | |
20 | Nghiên cứu bảo quản thanh long bằng màng sinh học để nâng cao giá trị thương phẩm, định hướng xuất khẩu | Trần Minh Quân, Nguyễn Minh Châu (THPT Chuyên KHTN) | |
21 | Tự pha chế bộ Kit để đánh giá sự phân mảnh AND tinh trùng người theo phương pháp SCD | Nguyễn Minh Tuấn Anh, Lê Hồng Hoa (THPT Chuyên KHTN) | |
22 | Tách chiết hoạt chất Acarbose tạo sản phẩm điều trị bệnh đái tháo đường type 2 | Đặng Hoàng Hiệp, Nguyễn Thị Thùy Linh (THPT Chuyên KHTN) | |
Ba | 23 | Dung dịch sát khuẩn TK | Bạch Thu Huệ, Nguyễn Thị Hằng (THPT Chuyên Bắc Giang) |
24 | Dùng bèo tây để xử lý nước thảo sinh hoạt nông thôn và sử dụng sinh khối bèo làm đồ thủ công mỹ nghệ cùng các sản phẩm hữu ích khác | Nguyễn Đình Nam, Nguyễn Hữu Đạt (THPT Tiên Du số 1- Bắc Ninh) | |
25 | Vấn đề hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của học sinh lớp 12 hiện nay: Thực trạng và giải pháp | Đinh Vũ Khánh Định, Lê Huyền Trâm (THPT Chu Văn An- Hà Nội) | |
26 | Truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT nội thành Hà Nội thông qua nghệ thuật điện ảnh | Trần Thu Thảo, Nguyễn Thị Bằng Thi (THPT Chu Văn An- Hà Nội) | |
27 | Modul chuyển đổi nước biển thành nước ngọt tận dụng sự bay hơi bề mặt trên lưới kim loại | Nguyễn Doãn Hoàng (THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam) | |
28 | Nghiên cứu biện pháp tăng sinh khối rễ tơ cây đan sâm phục vụ ngành công nghiệp dược | Đinh Thục Anh, Nguyễn Minh Châu (THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam) | |
29 | Góp phần bảo vệ sức khỏe con người và động vật thông qua việc xử lý độc tố microcystins trong nguồn nước bằng phương pháp sinh học | Nguyễn Hữu Hải Trung, Huỳnh Đức Anh (THPT Chuyên Nguyễn Huệ- Hà Nội) | |
30 | Sâu điện tử đục đất | Lưu Tùng Hải, Phạm Bình Minh (THPT Nguyễn Gia Thiều- Hà Nội) | |
31 | Phần mềm giám sát hoạt động máy vi tính | Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Thị Khánh Trâm (THPT Chuyên Hà Tĩnh) | |
32 | Robot tiện ích | Phạm Lê Việt Anh (THPT Chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương) | |
33 | Điều chế kháng nguyên tử độc tố vi tảo Domoic Acid | Nguyễn Ngọc Tâm Anh, Nguyễn Thị Thảo Vy (THPT Chuyên Trần Phú- Hải Phòng) | |
34 | Mô hình giám sát xe quá tải đối với đường và thông báo cho nhà quản lý đường bộ để tiến hành xử lý | Nguyễn Hồng Nhung, Phạm Văn Sơn (THPT Văn Bàn số 1- Lào Cai) | |
35 | Khai thác năng lượng mặt trời bằng động cơ đốt ngoài | Đậu Văn Thuận, Nguyễn Ngọc Chinh (THCS Diễn Hải- Nghệ An) | |
36 | Nhu cầu của học sinh về ứng xử của thầy, cô giáo trong trường THPT | Phạm Thị Thanh Huyền, Phan Phương Trầm (THPT Chuyên Phan Bội Châu- Nghệ An) | |
37 | Xà lan gom rác | Đinh Văn Nguyên, Lê Thái Hà Châu (THCS Lý Tự Trọng- Ninh Bình) | |
38 | Chế tạo máy hàn cắt kim loại sử dụng nhiên liệu nước | Ngô Đức Thắng, Phạm Thành Trung (THPT Nguyễn Huệ- Ninh Bình) | |
39 | Nghiên cứu và thiết kế hệ thống tự động phun sương dập bụi tầm cao tại công ty cổ phần than cọc sáu | Vũ Đức Toàn Trung, Nguyễn Hà Ninh (THPT Cẩm Phả- Quảng Ninh) | |
40 | Chế tạo kính thiên văn điều khiển qua internet và thiết kế website hỗ trợ hoạt động ngoại khóa về thiên văn học | Trần Minh Hoàng, Phạm Tất Thành (THPT Chuyên Sơn La) | |
41 | Giải pháp cho nhà thông minh: Điều khiển bằng giọng nói | Trần Quang Hưng (THPT Cao Thắng- Thừa Thiên Huế) | |
42 | Chế tạo bình nước nóng năng lượng mặt trời sử dụng vỏ chai nhựa | Nguyễn Văn Cường, Vũ Việt Dũng (THCS Sông Lô- Vĩnh Phúc) | |
43 | Hệ thống cảnh báo chở quá tải ở tàu thủy | Bùi Văn Đại (THPT Chuyên KHTN) |