Nhiễm độc chì, ung thư da chỉ vì sử dụng giấy ăn

GD&TĐ - Dùng giấy ăn để lau đũa, muỗng, miệng và cả mồ hôi khi trời nắng nóng chính là thói quen của rất nhiều người khi đến các quán ăn. Nhưng liệu chúng có sạch và an toàn như bạn vẫn đang nghĩ?

Giấy ăn liệu có thực sự an toàn?
Giấy ăn liệu có thực sự an toàn?

Giấy ăn tại quán vỉa hè vừa rẻ vừa tiện dụng?

Dạo quanh các quán ăn lề đường, những tiệm cơm hoặc những xe đẩy bày bán thức ăn ở khu vực Thủ Đức, làng đại học Tp. Hồ Chí Minh có tấp nập đa phần các bạn sinh viên, công nhân ngồi ăn.

Những quán ăn đơn sơ này bày bán các loại thực phẩm khá đơn giản, bắt mắt và giá thành rất phù hợp. Bên cạnh đó, một quán thường đi kèm các hủ khăn giấy để thực khách sử dụng khi ăn.

Câu hỏi đặt ra: “Liệu loại khăn giấy bạn đang dùng có nguồn gốc từ đâu và an toàn không?”

Các quán ăn ngày nay, đặc biệt là những hàng quán không có tên tuổi bày bán lề đường thì việc sử dụng giấy ăn không rõ nguồn gốc là điều dễ dàng nhận thấy. Chủ quán là vậy nhưng thực khác cũng chẳng hề quan tâm đến điều đó vô tình rước họa vào thân lúc nào không hay.

Thói quen của người Việt khi đến các quán xá là dùng khăn giấy lau đũa, muỗng trước khi dùng và đinh ninh rằng làm như vậy giúp đồ vật trở nên sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, khi làm như thế muỗng đũa của bạn liệu có thực sự sạch hơn hay không? Một vài nghiên cứu đã phát hiện trong giấy dù đã diệt khuẩn và thực hiện đúng quy trình vẫn tồn đọng hóa chất.

Thăm dò trên thị trường hiện nay, giấy ăn có rất nhiều chủng loại từ “thượng vàng hạ cám” với mức giá rất đa dạng. Những loại giấy ăn dạng tờ vuông mỏng, lấm tấm những hạt bụi đen, xám trông rất mất vệ sinh. Nhiều hàng quán còn dùng giấy vệ sinh dạng cuộn để tiết kiệm – loại giấy có bề mặt khá sần và chứa rất nhiều bụi giấy. Chưa kể đến, người sử dụng còn dùng khăn giấy này lau miệng, lau mặt sau bữa ăn mà không hề biết đang đưa chất độc hại vào cơ thể mình.

Sự thật không tưởng về nguồn gốc giấy vệ sinh

Không phải đánh đồng tất cả các loại giấy vệ sinh, giấy ăn hiện nay bày bán ngoài thị trường đều bẩn và  rất độc hại. Nhưng nếu quá chủ quan thì rất có thể người tiêu dùng đang tự làm hại mình bằng thói quen ăn uống này.

Giấy ăn, giấy vệ sinh thường được tái chế bằng các loại giấy đã qua sử dụng và thu gom từ nhiều nguồn khác nhau. Thông qua quá trình tẩy bằng các loại hóa chất rất mạnh để cho ra sản phẩm giấy cuộn vệ sinh, giấy ăn,… “trắng muốt” mà chúng ta cứ ngỡ là sạch.

Thành phần hóa học để tẩy trắng giấy thông thường là H2O2, NaOCl, Na2O2 có thể hòa tan mạnh trong nước. Với các phản ứng hóa học này tạo ra các chất hóa học rất độc gây ăn mòn kể cả sắt thép. Từ 5-8pm khí sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến mắt, bộ phận hô hấp. Do đó bản thân của việc tẩy trắng giấy đã sử dụng chất hóa học nên ít nhiều quá trình hoàn tất sản phẩm cũng sẽ còn chứa chất tồn dư.

Các quá trình này, nếu được các cơ sở uy tín thực hiện có thể sẽ đảm bảo tính an toàn cao hơn. Ngược lại, sử dụng bằng những thủ đoạn “bẩn” tại các cơ sở không tên tuổi, làm việc trong điều kiện không vệ sinh và lạm dụng hóa chất bừa bữa không qua kiểm định sẽ khiến sản phẩm mang nhiều độc tố và nặng nhất là khiến người dùng bị nhiễm độc chì.

Nhiem doc chi, ung thu da chi vi su dung giay an

Càng trắng càng nguy hiểm càng chứa nhiều chất tẩy hóa học

Ngoài ra, bụi giấy khi hít vào cơ thể dễ dẫn đến tình trạng suy hô hấp, ảnh hưởng đến phổi, khí quản,… Nếu độc tố có trong giấy lâu ngày vào cơ thể sẽ gây các biến chứng về tiêu hóa, thận và đặc biệt là ung thư.

Không những thế đa số những loại giấy này chỉ qua quá trình tẩy trẳng mà không được diệt khuẩn an toàn nên khi sử dụng dễ gây kích ứng cho da như: nổi mẫn đỏ, ngứa, mụn nhọt, ung thư da,...

Để thu lại lợi nhuận lớn của các hàng quán, việc sử dụng giấy ăn cho thực khách với chất lượng thấp cũng là điều dễ hiểu. Người bán thì không biết rõ, người mua thì lại không quan tâm thì đây chính là con đường nhanh nhất làm sức khỏe bạn xuống dốc. Thói quen dùng khăn ăn ngoài lề đường hè phố tưởng chừng rất vô hại, việc làm rất nhỏ nhưng nó là mầm mống của nhiều loại bệnh.

Nhiem doc chi, ung thu da chi vi su dung giay an

Hạn chế sử dụng các loại giấy không có nguồn gốc rõ ràng là đang bảo vệ gia đình bạn

Dùng khăn giấy an toàn - bảo vệ sức khỏe bản thân

Nếu bạn có thói quen đi ăn vỉa hè thì tốt nhất nên hạn chế dùng khăn giấy cho việc lau miệng hay là lau mồ hôi, nếu cảm thấy chúng không an toàn.

Đặc biệt những loại giấy được tẩy quá trắng so với bình thường thì càng nên hạn chế vì nó sẽ làm da nhiễm độc và vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công cơ thể của bạn một cách dễ dàng.

Biết cách bảo vệ bản thân từ những việc nhỏ sẽ giúp bạn có thói quen ăn uống tốt hơn, vì thế hãy trở thành người tiêu dùng thông minh!

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ