Nhện đào hang làm tổ dưới da người trong 3 ngày

Dylan Thomas đã được bạn bè đặt cho biệt danh "Người nhện" sau khi anh bị một con nhện xâm nhập vào cơ thể để làm tổ.

Anh chàng 21 tuổi không may bị nhện làm tổ trong cơ thể.
Anh chàng 21 tuổi không may bị nhện làm tổ trong cơ thể.

Trở về sau chuyến du lịch tới Bali, bên cạnh những kỷ niệm vui vẻ trên hòn đảo thơ mộng, anh Dylan Thomas còn mang về một món quà đáng nhớ khác, đó là một con nhện nhiệt đới làm tổ ngay bên dưới lớp da thịt của anh.

Ngay trong chuyến du lịch, anh chàng 21 tuổi người Úc này đã phát hiện ra một vết xước màu đỏ dài khoảng 5cm bắt đầu từ rốn, sau đó kéo dài tới tận ngực trái. "Nó giống như ai đó đã dùng dao để cào xước vào cơ thể tôi.", Dylan trả lời phỏng vấn với tờ NT News.

Tại Trung tâm Y tế Quốc tế Bali, các bác sĩ chẩn đoán, anh bị dị ứng với vết cắn côn trùng đơn thuần nên đã cho xuất viện kèm theo đơn thuốc kem bôi có thành phần kháng sinh.

Tuy nhiên, 3 ngày sau đó, vết xước màu đỏ bắt đầu rộp lên và lan rộng hơn. Dylan buộc phải quay trở lại bệnh viện tái khám. Lúc này, các bác sĩ mới bất ngờ khi phát hiện ra một con nhện nhiệt đới đang đào hang làm tổ ngay dưới làn da của anh. Cuối cùng, các bác sĩ cũng đã gắp bỏ được con nhện ra khỏi cơ thể của Dylan.

Theo tiết lộ của các bác sĩ, con nhện này đã xâm nhập vào cơ thể Dylan qua vết sẹo để lại sau ca phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa gần đây của anh. Nó đã sống trong cơ thể của anh khoảng 3 ngày trước khi bị phát hiện.

Hiện con nhện đã được đem gửi đi xét nghiệm để xác định xem con nhện xâm nhập vào cơ thể Dylan là loài nhện nào.

Theo Kênh 14

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.