Bộ Ngoại giao Nhật cho biết Thứ trưởng Shinsuke Sugiyama của Bộ đã chính thức lên tiếng phản đối vấn đề trên. Vụ việc xảy ra hôm 10 và 11/1 khi một cặp tàu (một khu trục và một tàu ngầm) chỉ cách chuỗi đảo vài km.
Mặc dù danh tính của tàu ngầm chưa được khẳng định nhưng nó được cho là tàu của PLAN. Tàu ngầm đã đi vào vùng biển tranh chấp vài lần, trong khi đó tàu khu trục (được xác định là của Trung Quốc) đã đi qua một lần.
Ông Sugiyama thể hiện “mối quan ngại lớn” về hành động hải quân trên và thúc giục Trung Quốc không đi ngược lại những nỗ lực cải thiện mối quan hệ sau nhiều năm căng thẳng. Ông đặc biệt lên án tàu ngầm và gọi đó là một “sự leo thang đơn phương dưới hình thức mới”.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng thể hiện sự lo ngại với những từ ngữ mạnh mẽ hơn. “Senkaku là lãnh thổ và lãnh hải của Nhật bản về mặt quốc tế và lịch sử, tuyên bố của Nhật về khu vực tiếp giáp là hoàn toàn đúng đắn” – Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera cho biết.
Trung Quốc đã bảo vệ hành động của mình, cho rằng những hòn đảo đó thuộc lãnh thổ có chủ quyền của họ và vụ việc xảy ra do sự khiêu khích của hải quân Nhật Bản
Trước đây, Mỹ đã ủng hộ tuyên bố của Nhật. Năm 2014, Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama đã cam kết hỗ trợ Nhật Bản nếu Trung Quốc dùng quân sự để đòi quyền đối với những hòn đảo trên. Tương tự, hồi tháng 2 vừ qua, Tổng thống Donald Trump cũng tuyên bố Mỹ hỗ trợ Nhật Bản trong việc này.
Trung Quốc vẫn tiếp tục cho tàu hải quân qua lại vùng biển tranh chấp, theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, việc này đã xảy ra 114 lần vào năm 2017.