Nhật Bản sẽ đúc huy chương Olympic 2020 từ smartphone cũ

Trong nỗ lực "xanh hóa", chủ nhà Olympic tiếp theo sẽ tái chế rác thải điện tử, lấy các kim loại quý để đúc huy chương.

Rác thải điện tử sẽ được Nhật Bản tái chế dùng làm huy chương Olympic 2020.
Rác thải điện tử sẽ được Nhật Bản tái chế dùng làm huy chương Olympic 2020.

Theo Nikkei, đơn vị tổ chức Olympic Tokyo 2020 muốn sử dụng vàng, bạc và đồng từ đồ tái chế để làm huy chương cho các vận động viên. Hàng triệu smartphone cũ và các đồ điện tử hư hỏng khác sẽ được sử dụng nhằm tách lấy kim loại quý.

Tại Olympic London 2012, nước Anh đăng cai đã cần đến 9,6 kg vàng, 1.210 kg bạc và 700 kg đồng để làm huy chương cho các vận động viên. Đây không phải thách thức quá lớn với Nhật Bản khi mà nước này thu được 143 kg vàng, 1566 kg bạc và hơn 1,1 tấn đồng từ rác thải điện tử trong năm 2014.

Đáng chú ý, lượng vàng và bạc mà Nhật Bản tái chế từ rác thải điện tử chiếm lần lượt 16% và 22% tổng số lượng trên toàn thế giới. Khoảng 650 nghìn tấn thiết bị điện tử và đồ gia dụng nhỏ bị thải bỏ ở Nhật Bản mỗi năm, nhưng ước tính chỉ khoảng 100 nghìn tấn trong số này được tái chế. Hầu hết kim loại tách ra được dùng để làm những thiết bị điện tử mới.

Theo CNN, trong chương trình tái chế Apple đã lấy được khoảng 1 tấn vàng từ các thiết bị điện tử cũ như máy tính, điện thoại, máy nghe nhạc... Ngoài ra, công ty công nghệ Mỹ còn thu về 11.500 tấn thép, 6.500 tấn nhựa, 6.000 tấn kính, 2.041 tấn nhôm, 1.500 tấn đồng và 3,3 tấn bạc.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.