Nhật Bản phát hiện tế bào "sống lâu" ở người sống thọ trên 110 tuổi

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện ra rằng những người từ 110 tuổi trở lên có nồng độ cao hơn của một loại tế bào T trợ giúp đặc biệt hiếm gặp trong máu, có thể bảo vệ họ chống lại vi rút và khối u, khiến họ có sức khỏe tốt trong suốt quãng đời dài của mình.

Bernice Madigan là người sống thọ thứ 5 trên thế giới cho đến khi bà qua đời ở tuổi 115 vào tháng 1.2015 - Ảnh: Getty Images.
Bernice Madigan là người sống thọ thứ 5 trên thế giới cho đến khi bà qua đời ở tuổi 115 vào tháng 1.2015 - Ảnh: Getty Images.
Theo Livescience, các nhà khoa học thường thắc mắc trước hiện tượng nhiều người sống trên trăm tuổi mà không hề thực thi lối sống lành mạnh. Mặc dù họ có thói quen xấu, nhưng họ lại tự hào về sức khỏe tốt.
Phân tích ADN của những người trên 110 tuổi cho thấy những người sống thọ có những tế bào bạch cầu bất thường. Điều này có nghĩa là khả năng miễn dịch của họ hoạt động hiệu quả hơn, đẩy lùi các cuộc tấn công của vi rút, vi khuẩn và chống lại được cả ung thư.
Các nhà khoa học ở Trung tâm RIKEN và Đại học Keio ở Tokyo, Nhật Bản, muốn phân tích các tế bào miễn dịch của những người sống thọ trên 110 tuổi.
Theo thống kê, những người sống qua 110 là rất hiếm ngay cả ở Nhật Bản, nơi tuổi thọ là phổ biến và tuổi thọ đạt tới hơn 81 tuổi đối với nam giới và hơn 87 tuổi đối với phụ nữ vào năm 2018. Điều tra dân số năm 2015 của Nhật Bản cho thấy có 61.763 người từ 100 tuổi trở lên vào năm đó, nhưng trong số đó chỉ có 146 người từ 110 tuổi trở lên.
Các nhà khoa học đã tiến hành một phân tích tương ứng bằng cách sử dụng dữ liệu từ 7 người sống thọ và 5 người tham gia nhóm đối chứng, trong độ tuổi từ 50 đến 80.
Kết quả có sự khác biệt chính ở những người sống trên 110 tuổi, đó là hoạt động của các tế bào T CD4 miễn dịch.

Những tế bào này không chỉ nhiều hơn mà bản thân chúng cũng nguy hiểm hơn bình thường. Thông thường, tế bào T CD4 giúp các tế bào miễn dịch khác chống lại nhiễm trùng.

Nhưng ở người sống thọ trên trăm tuổi, chính những tế bào này tìm kiếm và tiêu diệt các yếu tố gây bệnh.

Các nhà nghiên cứu Kosuke Hashimoto, Nobuyoshi Hirose và Piero Carninci cho rằng vấn đề là hiểu mục tiêu tự nhiên của các tế bào đó là gì, có thể giúp tiết lộ những gì cần thiết để có một cuộc sống thọ, khỏe mạnh.

Theo motthegioi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.